Tự chủ về các khoản thu, mức thu

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2 Tự chủ về các khoản thu, mức thu

Nguồn lực tài chính của trường ĐHTM bao gồm nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất dịch vụ và nguồn thu khác, trong đó:

- Ngân sách Nhà nước cấp (trường không được tự chủ)

Nguồn NSNN cấp chủ yếu gồm nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên đào tạo đại học, sau đại học và nguồn kinh phí không thường xuyên cho hoạt động khoa học công nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia, cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng CCVC và nâng cao năng lực tin học. Từ năm 2011 – 2013, cấu trúc nguồn NSNN cấp cho trường như sau:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Loại kinh phí 2011 2012 2013 Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Kinh phí HĐ thường xuyên 12.981.520 66,1 16.470.000 84,2 19.440.000 79,5 K.phí HĐ không thường xuyên 6.658.900 33,9 3.086.000 15,8 5.011.000 20,5 Tổng cộng: 19.640.420 100 19.556.000 100 24.451.000 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

*Ghi chú: Không bao gồm kinh phí cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản

Từ bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011-2013, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau (xem biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1 So sánh nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013

Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu từ nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011-2013 qua các bảng 3.1, biểu đồ 3.1. Tác giả nhận thấy trong tổng số thu từ nguồn NSNN cấp qua các năm của giai đoạn đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, điều đó minh chứng nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng, nhiệm vụ giao ngày một nhiều, quy mô giáo dục đào tạo, NCKH của trường ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Điều đáng mừng là trong tổng số kinh phí NSNN cấp thì kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều đó cho thấy chủ trương đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo của nhà nước, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong việc tự chủ tài chính.

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp, tác giả nhận thấy tỷ trọng kinh phí NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên trong đó bao gồm kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ, kinh phí đào tạo lại vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ tăng hàng năm là rất thấp có thể nói là không đáng kể, đây thực sự là điều bất hợp lý trong cơ cấu kinh phí NSNN cấp cho Trường.

Nguồn NSNN cấp được giao trong dự toán kinh phí hàng năm của Bộ GD&ĐT, nguồn kinh phí được thực hiện giám sát qua kho bạc nhà nước, trường chi theo đúng quy định hiện hành.

- Nguồn thu sự nghiệp theo quy định (Trường được tự chủ một phần nguồn thu này)

Nguồn thu sự nghiệp gồm nguồn thu học phí, lệ phí từ người học thuộc các hệ đào tạo theo chỉ tiêu NSNN giao. Được Bộ GD&ĐT giao thu các khoản học phí, lệ phí phải thu đúng, thu đủ theo quy định. Căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp cho xã hội trường quyết định mức thu phù hợp nhưng không được vượt quá khung mức thu theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của Bộ GD&ĐT.

Cấu trúc nguồn thu như sau:

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu giai đoạn 2011-2013 và nỗ lực của trường trong việc gia tăng nguồn thu tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tác giả tổng hợp

số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập bảng số liệu, biểu đồ so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu giai đoạn 2011-2013 tại Trường ĐHTM, cụ thể như sau (xem bảng 3.4)

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai

đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Nguồn thu 2011 2012 2013 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Thu học phí chính quy 53.090.134 35,4 70.468.894 42 101.388.676 48,3

Thu lệ phí tuyển sinh 2.637.668 1,8 2.654.767 1,6 4.171.434 1,9

Thu hoạt động sự nghiệp (Liên kết quốc tế, VLVH, song bằng, HCKT…) 57.444.455 38 82.926.138 49,5 84.127.919 40,1 Thu hoạt động dịch vụ 35.822.886 24,2 9.882.295 5,9 11.976.012 5,7 Thu khác 1.033.474 0,6 1.736.147 1 8.336.157 4 Tổng cộng 150.028.617 100 167.668.241 100 210.000.198 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Từ bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau (xem biểu đồ 3.2; 3.3)

Biểu đồ 3.2: So sánh nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013

Biểu đồ 3.3: So sánh nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013 của trường ĐHTM qua các bảng 3.2, biểu đồ 3.2. Tác giả nhận thấy tổng số thu từ hoạt động sự nghiệp có thu qua các năm của giai đoạn 2011-2013 đều có xu hướng năm sau tăng hơn so với năm trước, điều đó chứng minh quy mô hoạt động của đơn vị ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

- Nguồn Thu từ học phí, lệ phí tuyển sinh:

Là nguồn thu học phí, lệ phí từ người học thuộc các hệ đào tạo theo chỉ tiêu NSNN giao như: bậc đào tạo đại học với các hệ (chính quy, vừa làm vừa học, liên thông); bậc đào tạo sau đại học với các hệ đào tạo (cao học và nghiên cứu sinh).

Bảng 3.3: Cơ cấu thu từ học phí, lệ phí giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm Nguồn

thu Tổng

Bậc đào tạo đại học Sau đại học

Chính quy Vừa làm vừa học Hoàn chỉnh kiến thức Cao học Nghiên cứu sinh 2011 - Học phí - Lệ phí TS 110.534.589 2.637.668 53.090.134 2.637.668 35.972.000 14.656.000 6.337.000 479.455 2012 - Học phí - Lệ phí TS 153.395.032 2.654.767 70.468.894 2.654.767 49.679.453 18.479.997 12.766.000 2.000.688 2013 - Học phí - Lệ phí TS 185.516.595 4.171.434 101.388.676 4.171.434 50.465.778 17.985.000 13.844.965 1.832.176

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Về nguồn thu học phí thì riêng đối với học phí hệ đào tạo chính quy và sau đại học trường đã áp dụng ở mức cao trong khung học phí vì vậy có sự tăng trưởng theo tỷ lệ, nhưng đối với học phí hệ vừa làm vừa học thì trường vẫn áp dụng mức thu thấp so với các trường cùng khối ngành trên địa bàn do vậy góp phần làm giảm nguồn thu này trong tổng nguồn thu chung của trường.

Nguồn thu học phí của trường ĐHTM được quản lý theo 2 cấp là đơn vị trực tiếp quản lý SV, học viên và phòng Kế hoạch tài chính của trường. Học phí được thu tại đơn vị trực tiếp quản lý và nộp về phòng Kế hoạch tài chính, riêng đối với SV hệ chính quy trường đã thực hiện thu học phí qua ngân hàng (SV nộp học phí vào tài khoản tại ngân hàng). Nguồn thu được quyết toán theo học kỳ. Trường hỗ trợ đơn vị trực tiếp quản lý SV thu học phí là 1% trên tổng số nếu thu bằng tiền mặt và 0,5% trên tổng số nếu thu bằng chuyển khoản. Trường cũng hỗ trợ cho phòng Kế hoạch tài chính 0,1% trên tổng số nếu thu bằng chuyển khoản và 0,2% trên tổng số nếu thu bằng tiền mặt (theo Quy chế chi tiêu nội bộ).

Nguồn lệ phí tuyển sinh chính quy được thu và quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính, với nguồn thu lệ phí tuyển sinh các hệ khác trường phân cấp cho các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Nếu nhìn vào bảng 3.2 và 3.3 biểu đồ 3.2 và 3.3 ta nhận thấy mặc dù nguồn thu học phí, lệ phí năm sau cao hơn năm trước nhưng nguồn thu từ hoạt động sự

nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Nhà trường đã tận dụng các nguồn thu liên kết đào tạo với nước ngoài, liên kết đào tạo trong nước, thu tăng cường cơ sở vật chất, tiếng Anh, tin học để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học ngày càng hiện đại.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm thu từ hoạt động liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước; thu từ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có cấp chứng chỉ; thu từ hoạt động NCKH. Cơ cấu nguồn thu như sau:

Bảng 3.4: Cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm Liên kết quốc tế Vừa làm vừa học Hoàn chỉnh kiến thức Bồi dƣỡng cấp chứng chỉ Nghiên cứu khoa học Tổng 2011 31.154.122 15.122.145 10.425.000 643.000 100.188 57.444.455 2012 52.145.112 17.454.855 12.320.000 710.000 396.171 82.926.138 2013 54.111.850 16.754.124 12.000.500 760.140 500.445 84.127.919

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Hiện tại đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng khá lớn của trường, hỗ trợ đáng kể cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học. Các nguồn thu này được quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính của trường, riêng nguồn thu từ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cấp chứng chỉ, Trường có quy định khoán chi một số khoản mục.

- Nguồn thu hoạt động sản xuất dịch vụ: gồm thu từ hoạt động dịch vụ như thỏa thuận hợp tác kinh doanh, trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, cho thuê địa điểm… Cơ cấu nguồn thu như sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu thu từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm

Thu hoạt động dịch vụ Các

trung tâm

Lãi tiền gửi

NH Tổng Trông xe Khoán DVu Thỏa thuận hợp tác KD 2011 1.003.000 805.000 33.600.000 134.000 1.413.000 35.822.886 2012 1.300.000 8.582.295 9.882.295 2013 1.500.000 10.400.012 76.000 11.976.012

Đây cũng là nguồn thu chiếm tỷ trọng tương đối của trường, hỗ trợ đáng kể cho hoạt động sự nghiệp. Các nguồn thu này được quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính của trường, riêng nguồn thu từ trông xe và từ hoạt động các trung tâm sẽ được khoán chi một số khoản mục.

- Nguồn thu hợp pháp khác: gồm thu từ tiền nhà ở của SV (kí túc xá), 5% hợp đồng khoa học công nghệ, tài trợ….nguồn thu khác bổ sung để trang trải cho chính các hoạt động này và góp phần tăng cường nguồn thu cho trường.

Trong cơ cấu nguồn thu thì thu từ học phí, lệ phí và hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (khoảng hơn 70%) trong tổng thu cho thấy vị trí quan trọng của nguồn thu này. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp càng lớn thì tỷ lệ tự chủ tài chính càng cao. Mức độ tự chủ tài chính của Trường ĐHTM năm sau cao hơn năm trước (năm 2011 là 87%, năm 2013 là 89%) cho thấy trường ĐHTM không còn lệ thuộc nhiều vào NSNN. Đây là thách thức cũng là cơ hội cho trường trong tiến trình tự chủ. Trong những năm tiếp theo Trường cần có cơ chế phát triển nguồn thu này một cách ổn định và bền vững để tiến tới có thể tự chủ tài chính hoàn toàn.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng khả năng tài chính giai đoạn 2011-2013 và nỗ lực của Trường ĐHTM trong việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn tài chính nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP. Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu và cơ cấu nguồn thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013 qua các bảng, biểu đồ sau (xem bảng 3.6, biểu đồ 3.4).

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: nghìn đồng NỘI DUNG 2011 2012 2013 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Kinh phí NSNN cấp 19.640.420 11,6 19.556.000 10,4 24.451.000 10,4 Tổng thu HĐ sự nghiệp 150.028.617 88,4 167.668.241 89,6 210.000.198 89,6 Tổng cộng 169.669.037 100 187.224.241 100 234.451.198 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Biểu đồ 3.4: So sánh nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu nguồn thu và phân tích sự biến động quy mô, cơ cấu nguồn thu tài chính giai đoạn 2011-2013 của trường ĐHTM qua các bảng 3.6; biểu đồ 3.4, tác giả nhận thấy tổng lực tài chính qua các năm của giai đoạn 2011-2013 đều có xu hướng năm sau tăng hơn năm trước, điều đó minh chứng nguồn lực tài chính Trường được quyền sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển và mở rộng hoạt động sự nghiệp ngày càng tăng. Trong đó quy mô nguồn tài chính tăng trên cả hai nguồn là nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn thu từ NSNN cấp.

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn tài chính của trường tác giả nhận thấy tỷ trọng nguồn kinh phí NSNN cấp so với tổng thu là rất thấp, mặc dù số lượng sinh viên (SV) của trường tuyển hàng năm đều tăng, năm 2012 là 36.500 SV (tăng 10,6% so với năm 2011) và năm 2013 là 38.000 SV (tăng 4,1% so với năm 2012) mức tăng chủ yếu tập trung vào hệ đào tạo đại học chính quy và sau đại học; nhưng tỷ lệ NSNN cấp chưa tương xứng với tỷ lệ tăng quy mô đào tạo: năm 2012 tỷ lệ cấp NSNN giảm so với năm 2011; năm 2013 tỷ lệ cấp NSNN tăng 21% so với năm 2012 (phần lớn mức tăng này chỉ đủ bù đắp cho tốc độ lạm phát).

Sự bất hợp lý về thành phần nguồn tài chính, trong cơ cấu nguồn tài chính của trường ĐHTM nói riêng và các trường ĐHCL là do cơ chế chính sách của nhà

nước còn thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, cụ thể là chậm đổi mới, chậm ban hành các văn bản hướng dẫn. Nghị định 43/NĐ- CP quy định Bộ chủ quản phối hợp với các Bộ ra văn bản hướng dẫn lĩnh vực Bộ chủ quản phụ trách nhưng hầu như các Bộ vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể, do vậy các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ cùng trực thuộc một Bộ, có tính chất hoạt động hoàn toàn tương đồng nhau nhưng cơ chế quản lý tài chính khác nhau, mỗi đơn vị làm theo một kiểu theo ý chủ quan của nhà quản lý đơn vị.

Về cơ chế quản lý thu: nguồn thu của trường ĐHTM được quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính, song cơ chế thu một số mục được phân cấp cho các đơn vị trực tiếp, các đơn vị quản lý trực tiếp này thu học phí, lệ phí tuyển sinh, thu các hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo cấp chứng chỉ sẽ thu trực tiếp từ người học, định kỳ nộp về phòng Kế hoạch tài chính. Do việc thu không thuộc chức năng nhiệm vụ của các đơn vị quản lý nên được trường hỗ trợ theo cơ chế khoán chi quản lý tại Quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)