Mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

2.2Mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Khi nghiên cứu bất kỳ vấn đề gì chúng ta đều cần phải hệ thống dữ liệu, việc hệ thống dữ liệu có nhiều ưu điểm, nhằm dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh, nhìn

chung, để sưu tầm những dữ liệu có hiệu quả, người nghiên cứu tiến hành một quá trình gồm 4 bước:

- Thứ nhất: xác định những dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu. - Thứ hai: tìm kiếm các nguồn dữ liệu.

- Thứ ba: tiến hành thu thập dữ liệu.

- Thứ tư: đánh giá, phân loại các dữ liệu thu thập được.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn như sau :

- Phương pháp thu thập tài liệu:

+ Thu thập tài liệu thứ cấp: là phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn tại các thư viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan đơn vị có liên quan, kế thừa tài liệu và các kết quả nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội. Các tài liệu này có thể kể đến như các bài báo khoa học đăng trong các kỷ yếu Hội thảo khoa học chuyên đề, đề tài khoa học cấp Bộ, luận án tiến sỹ, báo cáo của Bộ Tài chính về chi NSNN, báo cáo tài chính của một số trường ĐHCL và của ĐHTM. Đây là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động NCKH nào, các nhà NCKH luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu của mình bởi đây là nguồn kiến thức quý giá được tích luỹ qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Phương pháp thu thập tài liệu này chủ yếu được dùng ở chương 1 và chương 3.

+ Thu thập tài liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua quan sát, ghi chép trực tiếp từ các đơn vị, cá nhân, thông qua phỏng vấn, bảng hỏi (Phụ lục 02, 03). Các tài liệu thu thập bằng phương pháp này được sử dụng ở chương 3 và chương 4.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Phương pháp thống kê phân tích số liệu: là các phương pháp chắt lọc những dữ liệu cần thiết để rút ra các suy luận logic. Gồm các giai đoạn chủ yếu sau:

Sắp xếp dữ liệu thô vào các thứ bậc đã được đo lường; tóm tắt dữ liệu; áp dung các phương pháp phân tích để làm rõ các mối quan hệ tương hỗ và các ý nghĩa định lượng giữa các dữ liệu.

Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được trong quá trình nghiên cứu, điều tra là các số liệu rời rạc, sử dụng phương pháp thống kê phân tích để tổng hợp số liệu vào các bảng thống kê, sau đó đem so sánh số liệu và phân tích số liệu để có những kết luận chính xác. Phương pháp này sử dụng phần mềm kế toán. Dựa trên các số liệu thu thập được bằng các phương pháp kể trên tiến hành tổng hợp phân tích số liệu tại đơn vị khảo sát, việc phân tích số liệu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan tình hình quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí qua đó thấy được việc thực hiện cơ chế TCTC của đơn vị. Các số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình xử lý bảng tính Microsoft Office Excel. Nội dung xử lý bao gồm: các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được. Phương pháp này được sử dụng ở chương 3.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh giữa các kỳ, các năm với nhau nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu, thấy rõ thực trạng về tình hình tự chủ tài chính của các trường công lập hiện nay từ đó thấy được những thành công và hạn chế về mặt cơ chế, chính sách để đưa ra những kiến nghị phù hợp. Phương pháp này sử dụng ở chương 3.

+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Ngoài việc phỏng vấn trực tiếp, tác giả thiết kế bảng hỏi cho các đối tượng là cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, chuyên viên của trường ĐHTM (phụ lục số 2 và 3). Nội dung bảng hỏi nhằm khai thác các thông tin như: Thông tin chung về nhà trường; ảnh hưởng của TCTC đến cơ cấu nguồn thu, chi của trường; ảnh hưởng của TCTC đến thu nhập của người lao động; vai trò của TCTC đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo; nhận thức của CCVC trường về ý nghĩa, vai trò của TCTC; quan điểm của CCVC về sự cần thiết của việc TCTC như thế nào…

Việc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong nhận thức được thực trạng cơ chế TCTC cũng như giúp cho thông tin thu thập được đầy đủ chính xác, phong phú,… phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐHTM 3.1 Thực trạng tự chủ tài chính tại trƣờng ĐHTM

3.1.1 Tự chủ về xây dựng các văn bản quản lý

Trường ĐHTM căn cứ Nghị định 43/2006 và Thông tư 07/2009/TTLT- BGD&ĐT-BNV ngày 15/4/2009, ra quyết định số 735/QĐ-ĐHTM, ngày 4/11/2009 về việc ban hành Quy định “Chế độ thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính trong trường ĐHTM” theo đó trên cơ sở xây dựng định mức rõ ràng, trường được tự chủ một phần về nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng hoặc huy động trong CCVC để đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Các hoạt động tài chính của trường được tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính và đã đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Trường cũng ban hành nhiều văn bản quản lý tài chính nhằm quy chế hóa hoạt động tài chính của trường. Cụ thể:

+ Các văn bản quản lý thu: Gồm các văn bản quy định nội dung, định mức thu phù hợp cho từng năm; các văn bản quản lý thu học phí các bậc và hệ đào tạo được cung cấp đầy đủ, công khai cho người học. Các văn bản quản lý thu từ kí túc xá sinh viên, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, các trung tâm đào tạo cấp chứng chỉ….

+ Các văn bản quản lý chi: các văn bản quản lý chi được tập trung trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Một số hoạt động có tính đặc thù được trường ban hành các quy định riêng như: Hoạt động của khoa Đào tạo quốc tế, các Trung tâm dịch vụ.

+ Các văn bản quy định cơ chế tài chính cho các đơn vị trực thuộc trường như Tạp chí khoa học thương mại và các trung tâm…đảm bảo cho các hoạt động tài chính của trường đúng các quy định của pháp luật, ổn định và nề nếp.

3.1.2 Tự chủ về các khoản thu, mức thu

Nguồn lực tài chính của trường ĐHTM bao gồm nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất dịch vụ và nguồn thu khác, trong đó:

- Ngân sách Nhà nước cấp (trường không được tự chủ)

Nguồn NSNN cấp chủ yếu gồm nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên đào tạo đại học, sau đại học và nguồn kinh phí không thường xuyên cho hoạt động khoa học công nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia, cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng CCVC và nâng cao năng lực tin học. Từ năm 2011 – 2013, cấu trúc nguồn NSNN cấp cho trường như sau:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Loại kinh phí 2011 2012 2013 Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Kinh phí HĐ thường xuyên 12.981.520 66,1 16.470.000 84,2 19.440.000 79,5 K.phí HĐ không thường xuyên 6.658.900 33,9 3.086.000 15,8 5.011.000 20,5 Tổng cộng: 19.640.420 100 19.556.000 100 24.451.000 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

*Ghi chú: Không bao gồm kinh phí cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản

Từ bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011-2013, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau (xem biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1 So sánh nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013

Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu từ nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011-2013 qua các bảng 3.1, biểu đồ 3.1. Tác giả nhận thấy trong tổng số thu từ nguồn NSNN cấp qua các năm của giai đoạn đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, điều đó minh chứng nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng, nhiệm vụ giao ngày một nhiều, quy mô giáo dục đào tạo, NCKH của trường ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Điều đáng mừng là trong tổng số kinh phí NSNN cấp thì kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều đó cho thấy chủ trương đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo của nhà nước, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong việc tự chủ tài chính.

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp, tác giả nhận thấy tỷ trọng kinh phí NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên trong đó bao gồm kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ, kinh phí đào tạo lại vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ tăng hàng năm là rất thấp có thể nói là không đáng kể, đây thực sự là điều bất hợp lý trong cơ cấu kinh phí NSNN cấp cho Trường.

Nguồn NSNN cấp được giao trong dự toán kinh phí hàng năm của Bộ GD&ĐT, nguồn kinh phí được thực hiện giám sát qua kho bạc nhà nước, trường chi theo đúng quy định hiện hành.

- Nguồn thu sự nghiệp theo quy định (Trường được tự chủ một phần nguồn thu này)

Nguồn thu sự nghiệp gồm nguồn thu học phí, lệ phí từ người học thuộc các hệ đào tạo theo chỉ tiêu NSNN giao. Được Bộ GD&ĐT giao thu các khoản học phí, lệ phí phải thu đúng, thu đủ theo quy định. Căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp cho xã hội trường quyết định mức thu phù hợp nhưng không được vượt quá khung mức thu theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của Bộ GD&ĐT.

Cấu trúc nguồn thu như sau:

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu giai đoạn 2011-2013 và nỗ lực của trường trong việc gia tăng nguồn thu tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tác giả tổng hợp

số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập bảng số liệu, biểu đồ so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu giai đoạn 2011-2013 tại Trường ĐHTM, cụ thể như sau (xem bảng 3.4)

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai

đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Nguồn thu 2011 2012 2013 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Thu học phí chính quy 53.090.134 35,4 70.468.894 42 101.388.676 48,3

Thu lệ phí tuyển sinh 2.637.668 1,8 2.654.767 1,6 4.171.434 1,9

Thu hoạt động sự nghiệp (Liên kết quốc tế, VLVH, song bằng, HCKT…) 57.444.455 38 82.926.138 49,5 84.127.919 40,1 Thu hoạt động dịch vụ 35.822.886 24,2 9.882.295 5,9 11.976.012 5,7 Thu khác 1.033.474 0,6 1.736.147 1 8.336.157 4 Tổng cộng 150.028.617 100 167.668.241 100 210.000.198 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Từ bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau (xem biểu đồ 3.2; 3.3)

Biểu đồ 3.2: So sánh nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013

Biểu đồ 3.3: So sánh nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013 của trường ĐHTM qua các bảng 3.2, biểu đồ 3.2. Tác giả nhận thấy tổng số thu từ hoạt động sự nghiệp có thu qua các năm của giai đoạn 2011-2013 đều có xu hướng năm sau tăng hơn so với năm trước, điều đó chứng minh quy mô hoạt động của đơn vị ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

- Nguồn Thu từ học phí, lệ phí tuyển sinh:

Là nguồn thu học phí, lệ phí từ người học thuộc các hệ đào tạo theo chỉ tiêu NSNN giao như: bậc đào tạo đại học với các hệ (chính quy, vừa làm vừa học, liên thông); bậc đào tạo sau đại học với các hệ đào tạo (cao học và nghiên cứu sinh).

Bảng 3.3: Cơ cấu thu từ học phí, lệ phí giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm Nguồn

thu Tổng

Bậc đào tạo đại học Sau đại học

Chính quy Vừa làm vừa học Hoàn chỉnh kiến thức Cao học Nghiên cứu sinh 2011 - Học phí - Lệ phí TS 110.534.589 2.637.668 53.090.134 2.637.668 35.972.000 14.656.000 6.337.000 479.455 2012 - Học phí - Lệ phí TS 153.395.032 2.654.767 70.468.894 2.654.767 49.679.453 18.479.997 12.766.000 2.000.688 2013 - Học phí - Lệ phí TS 185.516.595 4.171.434 101.388.676 4.171.434 50.465.778 17.985.000 13.844.965 1.832.176

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHTM từ 2011-2013

Về nguồn thu học phí thì riêng đối với học phí hệ đào tạo chính quy và sau đại học trường đã áp dụng ở mức cao trong khung học phí vì vậy có sự tăng trưởng theo tỷ lệ, nhưng đối với học phí hệ vừa làm vừa học thì trường vẫn áp dụng mức thu thấp so với các trường cùng khối ngành trên địa bàn do vậy góp phần làm giảm nguồn thu này trong tổng nguồn thu chung của trường.

Nguồn thu học phí của trường ĐHTM được quản lý theo 2 cấp là đơn vị trực tiếp quản lý SV, học viên và phòng Kế hoạch tài chính của trường. Học phí được thu tại đơn vị trực tiếp quản lý và nộp về phòng Kế hoạch tài chính, riêng đối với SV hệ chính quy trường đã thực hiện thu học phí qua ngân hàng (SV nộp học phí vào tài khoản tại ngân hàng). Nguồn thu được quyết toán theo học kỳ. Trường hỗ trợ đơn vị trực tiếp quản lý SV thu học phí là 1% trên tổng số nếu thu bằng tiền mặt và 0,5% trên tổng số nếu thu bằng chuyển khoản. Trường cũng hỗ trợ cho phòng Kế hoạch tài chính 0,1% trên tổng số nếu thu bằng chuyển khoản và 0,2% trên tổng số nếu thu bằng tiền mặt (theo Quy chế chi tiêu nội bộ).

Nguồn lệ phí tuyển sinh chính quy được thu và quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính, với nguồn thu lệ phí tuyển sinh các hệ khác trường phân cấp cho các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Nếu nhìn vào bảng 3.2 và 3.3 biểu đồ 3.2 và 3.3 ta nhận thấy mặc dù nguồn thu học phí, lệ phí năm sau cao hơn năm trước nhưng nguồn thu từ hoạt động sự

nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Nhà trường đã tận dụng các nguồn thu liên kết đào tạo với nước ngoài, liên kết đào tạo trong nước, thu tăng cường cơ sở vật chất, tiếng Anh, tin học để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học ngày càng hiện đại.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm thu từ hoạt động liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước; thu từ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 56)