Tài chính trong các trường ĐHCL

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 26)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4 Tài chính trong các trường ĐHCL

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể xã hội.

Tài chính trong các trường đại học là phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong các trường đại học. Xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong quá trình sử dụng các quỹ bằng tiền. Xét về bản chất, nó là những mối quan hệ tài chính biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ bằng tiền nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Các quan hệ tài chính trong các trường ĐHCL như sau:

Ngân sách nhà nước cấp kinh phí bao gồm: Chi hoạt động thường xuyên và chi hoạt động không thường xuyên. Các trường phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như nộp thuế theo quy định của nhà nước.

- Quan hệ tài chính giữa các trường với xã hội

Quan hệ tài chính giữa các trường với xã hội, mà cụ thể là người học được thể hiện qua các khoản thu sau: Học phí, lệ phí tuyển sinh để góp phần đảm bảo cho hoạt động giáo dục. Nhà nước quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các trường ĐHCL. Người học thuộc diện chính sách xã hội và người nghèo được nhà nước hỗ trợ thông qua các chính sách xã hội, sinh hoạt phí, cho vay…

- Quan hệ tài chính giữa nhà trường với nước ngoài

Quan hệ tài chính giữa nhà trường với nước ngoài gồm các quan hệ tài chính với các trường, tổ chức nước ngoài về hoạt động như liên kết đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế nhằm phát triển các nguồn lực tài chính, tìm kiếm các nguồn tài trợ.

- Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường

Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường gồm các quan hệ tài chính giữa các đơn vị trong trường và giữa các công chức, viên chức trường thông qua quan hệ tạm ứng, thanh toán, phân phối thu nhập, thù lao giảng dạy, NCKH, tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm…

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)