Tính tất yếu khách quan của tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Tính tất yếu khách quan của tự chủ tài chính

Trong nền kinh tế thị trường, giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của một quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, hầu hết các chính phủ đều quan tâm đầu tư cho giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng.

Bộ GD&ĐT đã xác định nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, cải cách giáo dục đại học đến năm 2020 như sau:

+ Điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trường, làm cho giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và xu hướng phát triển của thế giới;

+ Xây dựng quy trình mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy ở bậc đại học;

+ Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đại học có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách quản lý và giáo dục tiên tiến hiện đại;

+ Tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trực tiếp giải quyết những vấn đề thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và tăng nguồn thu nhập cho trường;

+ Đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư;

+ Đổi mới quản lý giáo dục theo hướng tăng cường tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của hệ thống đại học trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay, một thách thức đối với giáo dục đại học là giải quyết bài toán giữa yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, trong khi ngân sách quốc gia không thể cung cấp đủ, các cơ sở giáo dục cần phải tìm kiếm tài chính ngoài ngân sách. Điều này sẽ được giải quyết nếu các trường là một chủ thể, có quyền xem xét

lại các ưu tiên, tổ chức lại cơ cấu quản lý, tự đa dạng hóa nguồn thu (bao gồm cả nguồn thu học phí từ người học).

Trong thời gian qua, cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở GDĐH công lập ở nước ta đã từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội theo hướng ngày càng nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm về tài chính. Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP và nay là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường ĐHCL được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tạo lập và sử dụng nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động của mình. Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các trường là hết sức cấp bách, sẽ giúp các trường thuận lợi trong việc chủ động chi tiêu trong những trường hợp đột xuất cũng như xoay xở trong những vấn đề thuộc diện trường tự lo được. Vì sao phải tự chủ tài chính:

Vì các trường phải đáp ứng các qui luật giá trị và qui luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường;

Phải có sản phẩm đa dạng, có chất lượng phù hợp, nhằm đáp ứng với mọi yêu cầu của thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường;

Vì các trường không còn được bao cấp nguồn lực hoàn toàn;

Phải nâng cao không ngừng chất lượng, hiệu quả và hiệu suất của mình để khẳng định vị trí, thương hiệu;

Chỉ có tự chủ mớ i khai thác đươ ̣c triê ̣t để tiềm năng của những trí tuệ lớn tại các trường đại học để phát triển nhà trường nói riêng, giáo dục ĐH nói chung.

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 30)