Nội dung tự chủ tài chính trong trường ĐHCL

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.8 Nội dung tự chủ tài chính trong trường ĐHCL

- Tự chủ xây dựng các văn bản quản lý

Thực hiện việc đổi mới quản lý tài chính công, Chính phủ bắt đầu giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, trong đó có các trường ĐHCL bằng việc ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Các trường trên cơ sở những Nghị định trên cùng với các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quản lý tài chính phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình.

- Tự chủ nguồn thu, mức thu

(1) Nguồn ngân sách nhà nước cấp (nguồn tài chính này các trường không được tự chủ mà chi theo dự toán ngân sách được duyệt), gồm:

Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đảm bảo một phần kinh phí hoạt động;

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ; Kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CCVC;

Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hang (điều tra, quy hoạch, khảo sát…);

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Kinh phí khác (nếu có)

(2) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (đây là nguồn thu các trường được tự chủ sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo quy định), gồm:

Phần được để lại từ số thu học phí, lệ phí tuyển sinh thuộc ngân sách nhà nước theo quy định;

Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;

Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);

Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng. (3) Nguồn thu khác:

Thu từ các dự án viện trợ, quà tặng;

Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của công chức viên trong đơn vị;

Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Tự chủ nội dung chi, định mức chi

Nội dung chi của các trường ĐHCL gồm: chi hoạt động thường xuyên, chi hoạt động không thường xuyên và chi khác.

(1) Chi hoạt động thường xuyên:

Kinh phí chi hoạt động thường xuyên bao gồm NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để lại theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm:

Chi cho con người: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội.

Chi nghiệp vụ chuyên môn: Thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, chi hội nghị, đoàn ra, đoàn vào, chi mua giáo trình, tài liệu, dụng cụ phục vụ thí nghiệm….tùy theo nhu cầu thực tế.

Chi mua sắm sửa chữa: Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp trường lớp, bàn ghế, trang thiết bị, học cụ…

Chi thường xuyên khác.

(2) Chi hoạt động không thường xuyên

Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng CCVC; Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, khảo sát, quy hoạch…) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;

Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định, thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết; Chi các khoản khác theo quy định (nếu có). (3) Chi khác:

Các khoản chi từ dự án tài trợ, viện trợ của các hoạt động hợp tác quốc tế, chi nguồn tài trợ học bổng SV, quà biếu, tặng…

- Tự chủ trong quản lý, sử dụng tài sản

Trường đại học công lập thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn NSNN đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại.

- Tự chủ quản lý cân đối thu chi

Trường đại học công lập là đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên.

Mức tự đảm bảo chi phí thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp có thu được thể hiện qua mức tự bù đắp các chi phí hoạt động thường xuyên bằng các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định được để lại và được xác định như sau :

Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = --- x 100 % của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Theo tiêu thức này các đơn vị sự nghiệp có thu được chia thành :

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên là những đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đủ để trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, hay nói cách khác là đơn vị có mức tự đảm bảo chi hoạt đông thường xuyên > 100%.

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên là những đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự trang trải một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (những đơn vị có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên <100%).

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động:

Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị ;

Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa 2 quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động:

Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: được quyết định mức thu nhập tăng thêm cho người lao động nhưng không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định;

Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa 2 quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Như vậy, đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn được quyền chủ động về chi thu nhập tăng thêm cho người lao động.

- Tự chủ công cụ thực hiện quản lý tài chính

+ Hệ thống văn bản pháp luật: Gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các trường ĐHCL. Các văn bản pháp luật về các điều kiện, chuẩn mực pháp lý cho các hoạt động tài chính ở các trường. Hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước hướng dẫn, tạo điều kiện phát huy quyền TCTC cho các trường ĐHCL.

+ Công tác kế hoạch: Công cụ này đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính, đảm bảo các khoản thu, chi của các trường đúng, đảm bảo. Các trường căn cứ vào quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác của năm báo cáo để có cơ sở dự kiến năm kế hoạch. Dựa vào số liệu chi cho con người, cho quản lý hành chính và cho hoạt động sự nghiệp, mua sắm, sửa chữa….làm cơ sở dự kiến năm kế hoạch.

+ Quy chế chi tiêu nội bộ: Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính, nó đảm bảo các khoản thu, chi của trường được thực hiện theo quy định và công khai. Thông qua đó thể hiện sự quản lý tập trung, thống nhất. Qua đây CCVC và kho bạc nhà nước cũng có thể thực hiện kiểm soát chi của trường.

+ Công tác kế toán: Là phần không thể thiếu của quản lý tài chính, để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý. Công tác kế toán đòi hỏi phải ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả sử dụng kinh phí của trường kịp thời, tuân thủ mục lục ngân sách.

+ Công tác quản lý thu chi tài chính: Quản lý tài chính trong các trường đại học công lập thực chất là quản lý thu chi tài chính, được thực hiện theo một quy

trình thống nhất: lập dự toán ngân sách- thực hiện dự toán ngân sách – kế toán thanh quyết toán ngân sách.

+ Thanh tra, kiểm toán: Thông qua công tác kiểm toán trường có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng tài sản, kinh phí nhằm phát hiện kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản, vi phạm các chế độ chính sách, kinh tế của nhà nước và trường. Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa, đồng thời phát hiện những sai phạm để kịp thời ngăn chặn, giúp các trường quản lý tài chính chặt chẽ và hiệu quả hơn.

- Tự chủ trong kiểm tra giám sát việc thực hiện

Các trường được quyền chủ động thành lập các ban, tổ thanh tra, kiểm toán nội bộ để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của trường…

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 36)