Gian lận trong nội bộ nhân viên ngân hàng

Một phần của tài liệu Các biện pháp hạn chế gian lận thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 28)

ðây là những hành vi gian lận ñược thực hiện bởi nhân viên của NHPH và NHCNTT. Các hình thức gian lận phổ biến là:

• Tiết lộ/bán thông tin khách hàng cho tội phạm thẻ

• Lợi dụng tài khoản khách hàng

Nguyên nhân dẫn ñến gian lận trong nội bộ các ngân hàng:

• Quy trình làm việc có lỗ hổng

• Quy trình làm việc ñã lỗi thời

• Quy trình kiểm tra và theo dõi lỏng lẻo

1.3.3 Thiệt hại do gian lận thẻ tín dụng

1.3.3.1 Thiệt hại cho chủ thẻ

Thực ra thì CT là người chịu ít ảnh hưởng nhất bởi vì trách nhiệm của họ khi có GLTTD ñược hạn chếở một mức ñộ nhất ñịnh ở hầu hết các quốc gia. ðiều này ñúng trong cả giao dịch có sự xuất trình thẻ cũng như không có sự xuất trình thẻ. Thậm chí một số ngân hàng có những quy ñịnh riêng ñể hạn chế trách nhiệm cho chủ thểở mức ñộ lớn hơn. CT chỉ cần báo cáo những giao dịch nghi ngờ cho NHPH ñể họ kiểm tra với NHCNTT, ðVCNT và tiến hành thực hiện chargeback cho những giao dịch bị khiếu nại cho CT.

1.3.3.2 Thiệt hại cho ñơn vị chấp nhận thẻ

ðVCNT là người thiệt hại nhiều nhất trong các trường gian lận TTD, ñặc biệt là trong các giao dịch không có sự xuất trình thẻ. Khi CT khiếu nại một giao dịch nào ñó, NHPH tiến hành làm chargeback ñối với ðVCNT thông qua NHCNTT ñể lấy lại tiền cho khách hàng. Trong trường hợp ðVCNT không có bất kỳ bằng chứng vật lý nào (chữ ký nhận hàng) ñể chứng minh, ðVCNT không có cách gì lấy lại tiền. Như vậy, ðVCNT sẽ phải gánh chịu toàn bộ mất mát do GLTTD gây ra như là một khoản chi phí. Thực ra, chi phí này bao gồm một vài thành phần có thể tích tụ lại thành những chi phí lớn làm ảnh hưởng lợi nhuận của ðVCNT. Cụ thể:

• Chi phí giá vốn hàng bán: trong trường hợp ðVCNT không thu hồi ñược hàng bị ñối tượng gian lận chiếm ñoạt, ðVCNT phải hạch toán lỗ khoản giá vốn hàng bán, chi phí này sẽ là lớn nhất trong các khoản chi phí liệt kê ở ñây nếu giữa giá bán và giá vốn chênh lệch không lớn.

• Chi phí giao hàng: liên quan nhiều ñến giao dịch không có sự xuất trình thẻ. Vì chi phí giao hàng thường bao gồm luôn trong tổng tiền thanh toán nên ðVCNT chịu luôn khoản này. Thông thường bọn tội phạm khi tiến hành giao dịch gian lận sẽ yêu cầu giao hàng nhanh nhất ñể chúng có thể nhanh chống tẩu thoát nên chi phí giao hàng thường cao.

• Chi phí cho HHTQT: các HHTQT như Visa, MasterCard có ñặt ra các chương trình kiểm soát rất chặt chẽ ñể phạt những ðVCNT vượt tỷ lệ quy ñịnh về số

giao dịch bị chargeback trên tổng số giao dịch. Trong những trường hợp nghiêm trọng, hợp ñồng làm ñại lý chấp nhận thanh toán thẻ của ðVCNT có thể bị kết thúc.

• Chi phí cho NHCNTT: ngân hàng NHCNTT sẽ tính phí trên mỗi yêu cầu chargeback mà họ nhận ñược.

• Chi phí hành chính: mỗi giao dịch làm phát sinh chargeback sẽ yêu cầu một chi phí hành chính lớn cho ðVCNT. Thông thường, mỗi yêu cầu chargeback cần 1 ñến 2 giờ ñể xử lý. ðiều này là do xử lý chargeback, ðVCNT cần phải nhận và nghiên cứu khiếu nại, tiếp xúc khách hàng và trả lời NHCNTT và NHPH với ñầy ñủ thông tin và tài liệu.

• Mất danh tiếng: một ðVCNT có nhiều chargeback và có tỷ lệ báo cáo gian lận cao sẽ làm cho khách hàng e ngại khi mua hàng tại ðVCNT, ñiều này làm ảnh hưởng ñến danh tiếng của ðVCNT. Kết quả là ðVCNT ñánh mất các khách hàng hiện tại cũng như không chiếm ñược các khách hàng tiềm năng.

1.3.3.3 Thiệt hại cho ngân hàng

Theo quy ñịnh của các HHTQT như Visa, MasterCard, trong một số trường hợp nhất ñịnh, các NHPH và NHCNTT phải chịu trách nhiệm trong các giao dịch gian lận. Các thiệt hại này làm giảm lợi nhuận. Nếu không kiểm soát ñược thì chi phí này sẽ rất nghiêm trọng.

ðối với những gian lận bọn tội phạm sử dụng hồ sơ giả mạo ñể mở tài khoản TTD, ngân hàng sẽñối mặt với những khoản nợ xấu, không thu hồi ñược. Những khoản này lớn có thể làm ảnh hưởng xấu ñến báo cáo tài chính của các NHPH.

Hay thậm chí các NHPH/NHCNTT không phải trực tiếp gánh chịu thiệt hại do gian lận thẻ gây ra, cuối cùng họ cũng phải gánh chịu một số chi phí gián tiếp như trong trường hợp khách hàng khiếu nại, các NHPH và NHCNTT phải tốn chi phí hoạt ñộng và nhân lực ñể giải quyết. Ngoài ra, các NHPH và NHCNTT phải ñầu tư rất nhiều tiền cho các hệ thống công nghệ thông tin phức tạp ñể ngăn chặn gian lận TTD.

Ngoài ra, các gian lận làm ảnh hưởng ñến danh tiếng của các NHPH và NHCNTT cũng như làm cho khách hàng của họ cảm thấy không ñược thoải mái, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ khách hàng.

Kết lun Chương 1

TTD là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có phạm vi thanh toán toàn thế giới mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Người sử dụng TTD sẽ ñược ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng có thể ñược ứng trước ñể mua hàng hóa hoặc rút tiền mặt rồi thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất ñịnh.

Về cơ bản, có 5 chủ thể tham gia vào kinh doanh TTD: HHTQT, NHPH, NHCNTT, CT và ðVCNT. Trong ñó, HHTQT là người nắm vai trò chủ ñộng trong việc triển khai hoạt ñộng thanh toán, chấp nhận thanh toán thông qua việc phát triển NHPH và NHCNTT, cung cấp hệ thống trung gian ñể thực hiện giao dịch, hỗ trợ các thành viên trong việc xử lý giao dịch. Ngoài ra, HHTQT là người ban hành quy ñịnh hoạt ñộng cho các thành viên và là người cuối cùng phân xử các tranh chấp giữa các thành viên. Do bản chất của TTD là ñơn giản trong thanh toán (không cần xác thực tinh vi như giao dịch qua ATM phải có số PIN); ñược chấp nhận rộng rãi và chi tiều trước, trả tiền sau nên TTD là hoạt ñộng gian lận TTD xuất hiện rất nhiều với nhiều thủ ñoạn khác nhau như sử dụng giấy tờ giảñể mở TTD; hoặc sử dụng TTD bị thất lạc hoặc bị ñánh cắp; làm thẻ giảñể thực hiện giao dịch; sử dụng thông tin ñánh cắp ñể thực hiện gian lận trong những giao dịch không yêu cầu sự xuất trình thẻ; thẻ gửi ñi mà CT không nhận ñược; tài khoản chủ thẻ bị lợi dụng và cuối cùng là những gian lận từ nội bộ nhân viên các NH.

Thiệt hại do gian lận TTD ñối với các chủ thể tham gia ở những mức ñộ khác nhau nhưng nhìn chung nó cản trở việc sử dụng TTD ñể thanh toán của CT và trong một số trường hợp, gian lận TTD ñe dọa lợi ích kinh tế của CT. Một ñiều chắc chắn là gian lận TTD làm giảm doanh thu của các ðVCNT, NHCNTT và NHPH. Ngoài ra, ñối với NHPH, việc gian lận TTD làm giảm ñộ hài lòng của khách hàng, tăng chi phí ñiều tra, ngăn chặn và có thể bị nợ xấu nếu gặp gian lận trong khâu mở tài khoản.

CHƯƠNG 2. THC TRNG GIAN LN TH TÍN DNG TI CÁC

NHTM VIT NAM

2.1 Tng quan v th trường th ngân hàng ti Vit Nam

2.1.1 Sự phát triển của sản phẩm thẻ ngân hàng

2.1.1.1 Thực trạng thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam

Theo phạm vi thanh toán, thẻ ngân hàng ở Việt Nam có thể phân chia thành 2 loại sau:

• Thẻ nội ñịa: thẻ ATM, thẻ ghi nợ và TTD do các NHTMVN phát hành và có phạm vi sử dụng và thanh toán trong nước.

• Thẻ quốc tế: các NHTMVN ñăng ký làm NHPH ñể phát hành cho các HHTQT như Visa, MasterCard, JCB,… các loại thẻ này có phạm vi sử dụng quốc tế. Các hình thức thẻ quốc tế bao gồm thẻ ghi nợ (debit card) và TTD (credit card). Từ năm 1993, thị trường thẻ NHVN mới xuất hiện những sản phẩm thẻ ñầu tiên do Vietcombank phát hành. Tính ñến cuối tháng 6/2009, thị trường thẻ Việt Nam ñã có sự phát triển vượt bậc với 41 NH tham gia với tổng cộng trên 17 triệu thẻ ñã ñược phát hành (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Sự phát triển của thị trường thẻ qua từng năm ñược thể hiện trong bảng số liệu sau.

Bảng 2.1 Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng năm 1996 – 2004

Năm Số thẻ (chiếc) Doanh số dùng TTD (triệu USD)

Doanh số thanh toán TTD (triệu USD) 1996 360 130 1997 460 100 1998 4.500 1,1 70 1999 2.500 1,2 80 2000 5.000 1,6 75 2001 15.000 2,5 90 2002 40.000 4,1 150 2003 230.000 40 300 2004 560.000 90 470

Trong mấy năm gần ñây (2006 – 2008), số lượng thẻ có tốc ñộ tăng trưởng rất mạnh (xem biểu ñồ bên dưới).

Bảng 2.2 Biểu ñồ phát triển thị trường thẻ ngân hàng năm 2005-2008

Nguồn: Banknetvn

Tổng số thẻ phát hành tại thị trường Việt Nam tính ñến cuối năm 2008 ñạt hơn 13 triệu thẻ các loại, tăng trưởng cao so với hơn 10 triệu thẻ của năm 2007. Trong ñó, thẻ nội ñịa chiếm hơn 90% và thẻ quốc tế chiếm gần 10%.

Tính ñến cuối năm 2008, doanh số sử dụng thẻ nội ñịa ñạt gần 250.000 tỉ ñồng, tăng gấp ñôi so với năm 2007. Tuy nhiên, doanh số rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi việc thanh toán bằng thẻ tại các POS và ATM vẫn còn hạn chế. Trong khi ñó, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của các ngân hàng năm 2008 ñạt hơn 1.164 triệu ñô la Mỹ, bằng 159% so với năm 2007.

Do ñiều kiện phát hành ñơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam nên hoạt ñộng phát hành thẻ nội ñịa phát triển mạnh trong thời gian qua. Vietcombank mở ñầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB – ATM. Ngay lập tức các NH khác cũng ñưa ra những sản phẩm thẻ ñầu tiên của mình như Cash Card,

tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S – Card của Vietinbank, Thẻ Vạn Dặm của BIDV, Thẻ ða Năng của DongA Bank, Thẻ Fast Access của Techcomank, Saigon Bank Card của Saigon Bank, ACB e-Card, Citimark của ACB, Vib Values Card của VPBank, ATM Lucky của OCB…

Từ chức năng ban ñầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền ñồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, Connect 24 ñến nay dần ñược trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những ðVCNT, thanh toán tiền ñiện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM...

Nhằm tối ưu hóa các công dụng của thẻ, nhiều NH cũng ñã ñưa ra các sản phẩm thẻ liên kết, thẻ ña năng. Thẻ ña năng vừa là thẻ ghi nợ, cũng vừa là TTD, giúp khách hàng có thể thuận tiện hơn trong thanh toán, còn NH tiết kiệm ñược chi phí phát hành thẻ. ðây thực sự là một bước ñột phá mới trong công nghệ thanh toán. Hiện nay, nước ta ñã có DongA Bank, Saigonbank phát hành loại thẻ này.

Sự cạnh tranh sôi ñộng giữa các NH về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới ñã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có ñiều kiện tiếp cận phương tiện thanh toán hiện ñại, với các tính năng tiện lợi nhất như thanh toán hóa ñơn bằng thẻ ATM của Vietcombank, gửi tiết kiệm bằng thẻ của DongA Bank, thanh toán taxi của ACB hay thanh toán phí bảo hiểm của Vietcombank.

Những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại ñã góp phần từng bước phá vỡ thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, giảm chi phí xã hội, nâng cao khả năng quản lý tiền tệ của NN cũng như góp phần hữu ích vào việc tạo dựng nền móng cho sự hình thành một nền thương mại ñiện tử còn non trẻ của nước ta.

2.1.1.2 Thực trạng thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam

Trong số NH phát hành TTD quốc tế, hiện có 2 NH nước ngoài là ANZ và HSBC. Cả hai ngân hàng lớn này ñều có công nghệ và bề dày kinh nghiệm trên thị trường TTD trong và ngoài nước. ðây là lợi thế lớn khi cạnh tranh với các ngân hàng trong nước có

thế mạnh là kênh phân phối, lượng khách hàng hiện hữu và am hiểu thị trường ñịa phương.

Bản thân các ngân hàng trong nước cũng ñã sớm giới thiệu một số loại TTD tại Việt Nam. Cụ thể, TTD quốc tế MasterCard chính thức ñược Vietcombank phát hành lần ñầu tiên tại Việt Nam vào năm 1996. Sau hơn 10 năm phát triển, thị trường TTD quốc tế có gần 10 NH tham gia phát hành (Vietcombank, ACB, ANZ, Eximbank, DongA Bank, HSBC…) với hơn 420.000 thẻ tính ñến hết năm 2007, bao gồm 3 thương hiệu chính: Visa, MasterCard và American Express; doanh số sử dụng thẻ là 6.000 tỷñồng. Khoảng 55% số lượng khách hàng sử dụng TTD phải có tiền ñể thế chấp hoặc bảo lãnh cho việc phát hành. Hơn 35% doanh số sử dụng thẻở trong nước, còn lại ở nước ngoài.

Bên cạnh các loại TTD thông dụng là Visa, MasterCard do Vietcombank, ACB, Eximbank ñã phát hành, thời gian qua, thị trường thẻ Việt Nam cũng ñã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ mới với nhiều hình thức mới như sản phẩm thẻ VCB – Amex do Vietcombank phát hành; các sản phẩm TTD do Sacombank, Vietinbank, VIBBank phát hành, lần ñầu tiên ñưa ra thị trường ñã ñược nhiều khách hàng lựa chọn; các sản phẩm Visa và MasterCard ñược phát hành bởi DongA Bank, MB và Techombank, Agribank...

Với nhiều tính năng hấp dẫn “chi tiêu trước, trả tiền sau”, có thể thanh toán toàn bộ hay một phần khoản hạn mức khi ñến hạn thanh toán; thời hạn miễn lãi từ 15 ñến 45 ngày, không tính lãi nếu CT thanh toán toàn bộ dư nợ vào trước ngày thanh toán, mức phí phát hành, phí thường niên thấp, ñồng thời sự tác ñộng tích cực của các chương trình xúc tiến mở rộng thị phần mà các NHVN và các HHTQT ñang thực hiện, theo dự báo của giới chuyên gia, thời gian tới sẽ có sự ñột biến cả về số lượng và ñối tượng khách hàng dùng TTD ñể thanh toán.

Thêm vào ñó, số người sử dụng TTD chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dân số. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Visa năm 2008, trong số 85 triệu dân Việt Nam hiện chỉ có 88.000 người (tương ñương 1% trên tổng số dân) sử dụng TTD Visa, doanh số giao dịch ñạt khoảng 115 triệu USD. Trong khi ñó, số lượng người dân sử dụng TTD Visa

ở các nước trong khu vực cao hơn rất nhiều: Singapore chiếm 68,5%, Thái Lan chiếm

10,6%; Malaysia là 20,3%. Do ñó, theo ñánh giá của các chuyên gia trong ngành tài chính, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của TTD.

Việt Nam có khoảng hơn 1,2 triệu người ñủ tiêu chuẩn ñể ñược cấp TTD. Bên cạnh ñó có khoảng 10,5 triệu người ñủ ñiều kiện mở tài khoản ngân hàng và ñược cấp thẻ ngân hàng. ðây là kết quảñược Công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen kết hợp với Visa công bố vào ñầu năm 2007, sau khi thực hiện một nghiên cứu về thói quen và quan

Một phần của tài liệu Các biện pháp hạn chế gian lận thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)