Việc hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 57)

quan đến sở hữu trí tuệ phải phù hợp với đặc thù của nền kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay

Pháp luật được sinh ra với mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, tuy nhiên, để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội đó, pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở thực tế của các điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện khách quan và chủ quan mà tại đó các quan hệ xã hội được hình thành và phát triển. Vì vậy, định hướng đầu tiên trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận HCCT có liên quan đến quyền SHTT là nó phải phù hợp với các đặc điểm của nền kinh tế nói chung cũng như sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam nói riêng. Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT là một mối quan hệ vô cùng phức tạp, vừa tương hỗ, vừa mâu thuẫn như đã phân tích ở các nội dung trên. Các quốc gia, dù ở trình độ phát triển kinh tế khá tương đồng (như Hoa Kỳ và châu Âu) nhưng vẫn có những quan điểm và quy định khác biệt nhau trong cùng một vấn đề đặt ra với

thỏa thuận HCCT liên quan đến SHTT. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này tại Việt Nam, các nhà lập pháp cần hiểu rõ trình độ phát triển kinh tế cũng như sự phát triển khoa học, công nghệ làm nền tảng cho việc xử lý và cân bằng mối quan hệ nêu trên một cách phù hợp nhất để vừa khuyến khích sáng tạo, phát triển và tiếp nhận công nghệ mới, vừa bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng. Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, ngoài việc phát huy nội lực sáng tạo, chúng ta cũng rất cần đón nhận các công nghệ mới từ các nước có nền khoa học phát triển. Do đó, pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT cần chú ý đến loại hợp đồng có yếu tố nước ngoài và đưa ra được những quy định để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích người tiêu dùng tại Việt Nam cũng như đủ hấp dẫn với môi trường cạnh tranh công khai, lành mạnh để có thể thu hút và đón nhận các sáng chế, phát minh, công nghệ mới của thế giới. Với một nền khoa học công nghệ còn non trẻ, các quy định về SHTT cần được chú trọng để khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh phải thể hiện được vai trò trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích hợp tác và sáng tạo.

3.1.2 Việc hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu trí tuệ phải đảm bảo khuyến khích phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Trong quá trình mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, nhiều công ty đa quốc gia, mà hầu hết là các công ty lớn đang và sẽ hoạt động ở Việt Nam, qua đó đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, các công ty này dễ có xu hướng và cơ hội lạm dụng quyền lực thị trường, thông qua tiềm lực tài chính hay công nghệ để thực hiện các hành vi HCCT bị cấm. Trong khi đó, hầu hết

doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính và công nghệ chưa mạnh sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ các hành vi HCCT nêu trên. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT phải giải quyết song song cả hai vấn đề sau.

Thứ nhất, các quy định pháp luật phải thể hiện được tính nghiêm khắc đối với các hành vi HCCT vi phạm pháp luật, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đối thủ trên thị trường, đặc biệt giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và biết sử dụng luật cạnh tranh như là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để làm được điều này, các cơ quan về cạnh tranh nên đưa ra các hướng dẫn cụ thể về các quy định của pháp luật cạnh tranh cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT.

Thứ hai, quy định của pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT bên cạnh việc thể hiện tính nghiêm khắc như đã nêu cũng phải thể hiện được rằng pháp luật chỉ điều chỉnh và can thiệp vào các hành vi lạm dụng quyền SHTT để làm giảm và HCCT, các hành vi sử dụng khác phù hợp với pháp luật được khuyến khích và được bảo vệ khỏi các ảnh hưởng xấu của các hành vi lạm dụng quyền SHTT.

Giải quyết được hai vấn đề này, pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT sẽ đảm bảo được môi trường lành mạnh và tích cực cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình cũng như đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, phục vụ lợi ích người tiêu dùng.

3.1.3 Việc hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt Nam hiện đã là thành viên chính thức của WTO, vì vậy, chắc chắn chúng ta sẽ phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của tổ chức này. Bên

cạnh đó, Việt Nam cũng cần tranh thủ các ưu tiên của WTO dành cho thành viên là các nước đang phát triển. Hiệp định TRIPs là văn bản cơ bản điều chỉnh về khía cạnh thương mại của quyền SHTT mà Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tuân thủ và sử dụng các ưu đãi mà Hiệp định TRIPs mang lại. Ví dụ như, với thực trạng là một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam hiện nay và trong tương lai vẫn là một nước nhập khẩu công nghệ, vì vậy, quá trình điều tra và xử lý các hành vi HCCT liên quan đến quyền SHTT của công dân hay doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam có thể sử dụng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 40 Hiệp định TRIPs để hợp tác và có được sự hỗ trợ từ cơ quan có thẩm quyền của các nước đó. Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam cần hợp tác sâu và rộng hơn với các cơ quan cạnh tranh các nước khác để học hỏi kinh nghiệm và sự hỗ trợ trong việc điều tra các vụ việc cạnh tranh có yếu tố nước ngoài. Ngoài việc vận dụng những quy định có lợi mà các hiệp định đa phương, song phương mang lại, Việt Nam cũng cần xây dựng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT theo các cam kết mà Việt Nam đã ký kết trong các hiệp định đó. Hơn thế nữa, việc hoàn thiện pháp luật về HCCT trong lĩnh vực SHTT phải đảm bảo dự liệu được những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình hội nhập để đảm bảo được môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong hoàn cảnh đó. Hơn nữa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng là góp phần thu hút sự đầu tư của nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.

3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu trí tuệ

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang là nền kinh tế tri thức thì rõ ràng khoa học, công nghệ đóng vai trò cốt lõi cho sự phát triển và hưng thịnh của nền kinh tế đó. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc “đi tắt đón đầu” có thể coi là một hướng đi phù hợp. Theo hướng đi đó, Việt Nam cần tiếp cận được với các công nghệ hiện đại thông qua việc nhận chuyển

giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT như sáng chế, giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, việc tiếp cận các công nghệ hiện đại không phải là một việc làm đơn giản, ít nhất là dưới góc độ kinh tế. Trong quá trình tiếp cận công nghệ theo cơ chế thị trường, Việt Nam tất yếu phải đối mặt với nhiều hành vi HCCT của các doanh nghiệp nắm giữ công nghệ gắn liền với quyền SHTT như từ chối chuyển giao hay định giá quá cao một cách bất hợp lý. Vì vậy, một hệ thống pháp luật SHTT phù hợp, khai thác tối đa các ngoại lệ và giới hạn quyền SHTT có thể giúp các nước đang phát triển như Việt Nam tiếp cận công nghệ trong một chừng mực nhất định. Song hành cùng hệ thống pháp luật SHTT là hệ thống pháp luật cạnh tranh đồng bộ và phù hợp để tạo một cơ chế cân bằng hợp lý giữa vấn đề bảo hộ quyền SHTT và tiếp cận công nghệ để có thể thúc đẩy và khuyến khích cạnh tranh, phát minh, sáng tạo và phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt Nam. Một chế định pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT phù hợp sẽ góp phần giúp Việt Nam kiểm soát tốt các hành vi HCCT của người nắm giữ quyền SHTT, đồng thời khiến cho lợi ích riêng của người nắm giữ quyền SHTT phục vụ tốt hơn cho các lợi ích công cộng nhằm gia tăng lợi ích chung trong khi vẫn đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người nắm giữ quyền SHTT. Vì những lý do trên, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT là việc làm cần phải được thực hiện ngay từ bây giờ, bắt đầu bằng các nghiên cứu, so sánh và đóng góp để từ đó xây dựng được các quy định pháp luật thực định và áp dụng vào thực tế đời sống kinh tế Việt Nam.

3.2.1 Những hạn chế hiện tại trong pháp luật cạnh tranh có liên quan đến sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện nay

Chưa bàn đến các quy định điều chỉnh riêng biệt vấn đề pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT, các quy định của Luật cạnh tranh hiện nay cũng

tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để điều chỉnh có hiệu quả hơn các hành vi HCCT nói chung, từ đó làm nền tảng pháp lý để xây dựng các quy định riêng biệt điều chỉnh quan hệ cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT. Trên cơ sở xem xét và nghiên cứu các quy định hiện tại của pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, luận văn nhận thấy luật cạnh tranh tại Việt Nam hiện tại còn tồn tại một số hạn chế chủ yếu sau.

Thứ nhất, Luật cạnh tranh chưa có sự phân biệt giữa khái niệm “doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh” và “doanh nghiệp không phải là đối thủ cạnh tranh”. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không chỉ là thỏa thuận thể hiện sự thống nhất ý chí và cùng hành động của các đối thủ cạnh tranh với nhau mà còn có thể là thỏa thuận và thống nhất hành động của các doanh nghiệp không phải là đối thủ cạnh tranh với nhau. Mặc dù thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau luôn có tính hạn chế cạnh tranh và tác động tiêu cực lớn hơn thỏa thuận giữa các chủ thể không phải là đối thủ cạnh tranh với nhau nhưng điều đó không có nghĩa là các thỏa thuận có tính chất hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không phải là đối thủ cạnh tranh không cần được pháp luật điều chỉnh. Việc không phân biệt khái niệm đối thủ cạnh tranh và không phải đối thủ cạnh tranh có thể dẫn tới cả hai hệ quả sau:

Hệ quả thứ nhất, pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh và không phải đối thủ cạnh tranh cùng với một quy định pháp luật như nhau mặc dù tính chất và tác động, hệ quả của hai loại thỏa thuận này là khác nhau;

Hệ quả thứ hai là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các chủ thể không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ không được điều chỉnh, mặc dù thỏa thuận đó có khả năng gây ra hạn chế cạnh tranh trên thị trường, ví dụ như không tính được thị phần kết hợp để áp dụng các quy định hiện tại của Luật Cạnh tranh.

Rõ ràng là ở cả hai hệ quả trên thì pháp luật vẫn không thể hiện được rõ vai trò điều tiết và điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng phù hợp với lợi ích công cộng.

Thứ hai, ngoài hệ quả của việc chưa phân biệt hai khái niệm như đã nêu ở phần trên, Luật cạnh tranh cũng chưa xây dựng được những quy định pháp luật riêng để điều chỉnh “thỏa thuận theo chiều ngang” và “thỏa thuận theo chiều dọc”. Thỏa thuận theo chiều ngang chính là thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau, tức là các doanh nghiệp hoạt động ở cùng một giai đoạn trên thị trường. Thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp hoạt động ở mỗi giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất hay phân phối. Khoản 2, Điều 9 Luật cạnh tranh quy định rằng một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc nhóm các thỏa thuận từ loại 1 đến loại 5 bị cấm nếu “thị phần kết hợp” trên thị trường liên quan các các bê ntham gia thỏa thuận là từ 30% trở lên. Khái niệm “thị phần kết hợp” theo quy định của Luật cạnh tranh là “tổng thị phần trên thị trường liên quan” của các bên tham gia thỏa thuận. Điều đó có nghĩa là các bên phải hoạt động cùng một giai đoạn trên thị trường liên quan, tức chúng phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau, và thỏa thuận đó chỉ có thể là thỏa thuận theo chiều ngang. Thật vậy, người ta không thể tính được thị phần kết hợp của các doanh nghiệp trong thỏa thuận giữa nhà phát triển chương trình học ngoại ngữ trực tuyến và nhà phát triển trình duyệt web để phần mềm đó chỉ có thể hoạt động tốt trên trình duyệt web do nhà phát triển nêu trên cung cấp. Như vậy, có thể thấy, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện tại không thể điều chỉnh các thỏa thuận theo chiều dọc thuộc nhóm các thỏa thuận loại 1 đến 5 được quy định theo Điều 9.2 Luật cạnh tranh. Mặc dù lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và theo chiều ngang đã được các nhà nghiên cứu luật cạnh tranh đề cập đến từ lâu nhưng quá trình xây dựng Luật cạnh tranh đã

không chú ý đến vấn đề vừa lý luận, vừa thực tiễn này. Từ đó đẫn đến hệ quả là Luật cạnh tranh với các chế định hiện tại về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn tồn tại nhiều hạn chế và những điểm chưa phù hợp với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thứ ba, hiện tại pháp luật Việt Nam chưa xây dựng được các quy định riêng biệt điều chỉnh vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT. Các quy định hiện tại của luật cạnh tranh và các luật về SHTT như luật SHTT, luật chuyển giao công nghệ còn chưa hài hòa và thống nhất. Hạn chế thứ ba mà luận văn đề cập cũng là hạn chế dễ nhận thấy nhất, tuy nhiên, đây là hạn chế có những nguyên nhân khách quan do luật cạnh tranh của nước ta mới hình thành và phát triển được một thời gian ngắn, yêu cầu của thực tế cũng chưa đạt đến mức cấp thiết nên Việt Nam hiện tại chưa có được các quy định riêng điều chỉnh vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT. Tuy nhiên, điều mà luận văn muốn bàn đến sâu hơn tại nội dung này là việc các quy định tại các văn bản khác nhau, như tại luật SHTT và luật chuyển giao công nghệ còn chưa thống nhất, ảnh hưởng đến việc thi hành trên thực tế. Cụ thể, có thể minh họa bằng các ví dụ và phân tích sau.

Trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận thường muốn được độc quyền sử dụng công nghệ chuyển giao trong một phạm vi địa lý xác

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 57)