Quy định, quan điểm của WTO

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 26)

Chính thức thành lập năm 1995, đến nay, WTO đã là một tổ chức kinh tế lớn mạnh với 155 quốc gia thành viên có tầm ảnh hưởng quan trọng tới nền kinh tế, thương mại toàn cầu. Cùng với các hiệp định khác, TRIPs là một trong những văn kiện đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của tổ chức này. Chính trong hiệp định này, WTO đã chính thức ghi nhận và có sự điều chỉnh đối với những ảnh hưởng của các thỏa thuận HCCT trong các hành vi thương mại có liên quan đến SHTT. Cụ thể, Điều 8.2 đặt ra một trong số các nguyên tắc của Hiệp định là:

Những biện pháp phù hợp có thể được sử dụng, miễn là không trái với các quy định của Hiệp định này, để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ bởi những người nắm quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế.

Hai điều khoản cơ bản mà TRIPs đặt ra để điều chỉnh mối quan hệ giữa hành vi thương mại có liên quan đến SHTT và cạnh tranh là Điều 31, đặc biệt là Điều 31(k) và Điều 40. Điều 31 quy định về các điều kiện để cấp li-xăng bắt buộc với mục đích bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng của SHTT, tuy nhiên, cũng trong điều này, Điều 31(k) lại quy định về

việc không áp dụng các điểm (b) và (f) của Điều 31 nếu như việc cấp li-xăng bắt buộc là chế tài đối với một hành vi được xác định là hành vi HCCT theo một quyết định của tòa án hay quyết định hành chính. Bên cạnh đó, Điều 40 của Hiệp định TRIPs nhận định rõ về sự ảnh hưởng của các hành vi HCCT trong các hoạt động thương mại có liên quan đến SHTT. Điều 40 quy định:

1.Các Thành viên thừa nhận rằng một số hoạt động hoặc điều kiện cấp li-xăng gắn liền với các quyền sở hữu trí tuệ có tính chất hạn chế cạnh tranh có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại và có thể cản trở việc chuyển giao và phổ biến công nghệ.

2.Không một quy định nào trong Hiệp định này cấm các Thành viên không được cụ thể hoá trong luật pháp quốc gia của mình các hoạt động hoặc các điều kiện cấp li-xăng có thể bị coi là lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động cạnh tranh trên thị trường liên quan trong những trường hợp nhất định. Như quy định ở trên, Thành viên có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa hoặc khống chế các hoạt động trên, trong đó có thể bao gồm điều kiện cấp ngược (buộc Bên nhận cấp cho Bên giao) li-xăng độc quyền, điều kiện nhằm ngăn cấm việc không thừa nhận hiệu lực và việc cấp li-xăng trọn gói, phù hợp với các quy định của Thoả ước này, và phù hợp với luật pháp tương ứng của Thành viên đó.

3.Theo yêu cầu của bất kỳ Thành viên nào có lý do để cho rằng chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ là công dân hoặc cư dân của Thành viên khác đang thực hiện các hành vi vi phạm quy định pháp luật của mình liên quan đến đối tượng của Mục này và mong muốn bảo đảm sự tuân thủ quy định pháp luật đó, mỗi Thành viên được yêu cầu đều phải thương lượng với Thành viên đưa ra yêu cầu, nhưng không ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động nào theo quy định pháp luật đó và toàn quyền tự quyết của mỗi Thành viên. Thành viên được yêu cầu phải quan tâm một cách chu đáo và có thiện ý, và phải tạo cơ hội

thích hợp để thương lượng với Thành viên đưa ra yêu cầu, và phải hợp tác thông qua việc cung cấp thông tin công khai về vấn đề được xem xét và các thông tin khác mà Thành viên đó biết, phù hợp với luật quốc gia và việc ký kết các thoả thuận về nghĩa vụ giữ bí mật các thông tin đó của Thành viên đưa ra yêu cầu. Một Thành viên có công dân hoặc cư dân là đương sự của các vụ tố tụng tại một nước Thành viên khác về việc vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến đối tượng của Mục này của Thành viên thứ hai, nếu đưa ra yêu cầu phải được Thành viên thứ hai tạo cơ hội để thương lượng với những điều kiện nêu tại khoản

Có thể thấy, ngoài việc nêu ra vấn đề là mối quan hệ giữa các hành vi thương mại có liên quan đến SHTT và vấn đề cạnh tranh, WTO còn đưa ra các biện pháp khá mềm dẻo để các quốc gia thành viên sử dụng và điều chỉnh mối quan hệ này phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 26)