Cách tính thời gian miễn trừ theo pháp luật EU và Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 50)

Sau khi xác định được các điều kiện để được hưởng miễn trừ thì một vấn đề quan trọng không kém đó là xác định thời gian các thỏa thuận HCCT được miễn trừ. Theo pháp luật EU, việc miễn trừ sẽ được áp dụng trong toàn bộ thời gian quyền SHTT trong công nghệ được chuyển giao còn hiệu lực bảo hộ, đối với bí quyết công nghệ là khi bí quyết đó còn bí mật, trong trường hợp bí quyết công nghệ bị tiết lộ do hành động của bên nhận công nghệ, việc miễn trừ sẽ được áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Trong trường hợp, hai bên khi bắt đầu tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp nhỏ hơn 20% đối với thỏa thuận giữa hai đối thủ cạnh tranh và 30% đối với thỏa thuận giữa hai bên không phải đối thủ cạnh tranh nhưng sau đó tăng lên và vượt hai mức trên thì việc miễn trừ sẽ được áp dụng trong vòng hai năm dương lịch sau năm mà các bên đạt mức thị phần như nêu trên. Có thể thấy, với các quy định như trên, pháp luật EU đã quy định đầy đủ và chi tiết các vấn đề cũng như các trường hợp có thể xảy ra khi áp dụng quy chế miễn trừ cho các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Về điều này, chắc chắn pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam cần phải học hỏi và tiếp thu nhiều kinh nghiệm cũng như cách quy định của pháp luật EU. Hiện tại, pháp luật Việt Nam chú trọng nhiều hơn vào việc

quy định các quy trình, thủ tục để cho phép hưởng các miễn trừ mà chưa quy định cụ thể về thời gian miễn trừ cũng như các trường hợp và các trường hợp có thể xảy ra với việc áp dụng quy định về miễn trừ như pháp luật EU. Một thực tế rằng, khi pháp luật không quy định rõ ràng, đó sẽ là cơ sở để các bất cập cũng như nhũng nhiễu xảy ra. Ở thời điểm hiện tại, do các vụ việc cạnh tranh được xử lý còn ít nên những thiếu sót trên chưa gây khó khăn thực sự trong việc áp dụng luật cạnh tranh. Tuy nhiên, trong tương lai, khi nền kinh tế phát triển và luật cạnh tranh ngày càng phát huy vai trò trong việc điều chỉnh sự lành mạnh của nền kinh tế thì rõ ràng luật cạnh tranh cần được sửa đổi, bổ sung các quy định trên để làm cho các quy định trở nên đầy đủ và hoàn thiện hơn, tác động tích cực hơn vào nền kinh tế.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)