Theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 40)

Thực tế hiện nay là pháp luật Việt Nam chưa có quy định riêng biệt về miễn trừ trong việc áp dụng các quy định của luật cạnh tranh đối với các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT. Vì vậy, việc so sánh về phạm vi áp dụng trong khuôn khổ luận văn khá khó khăn.

Theo quy định tại điều 2, Luật cạnh tranh áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;

2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

Do ở Việt Nam, Luật cạnh tranh là văn bản áp dụng chung đối với nhiều đối tượng, lĩnh vực liên quan đến cạnh tranh nên đối tượng của Luật cạnh tranh Việt Nam rộng hơn so với quy chế của EU. Đây thực ra là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đặt giả sử Việt Nam sẽ ban hành một nghị định quy định về việc miễn trừ một số quy định của luật cạnh tranh đối với các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT thì Việt Nam có nên quy định về đối tượng áp dụng giống với quy định của EU hay không, tức là các quy định miễn trừ chỉ áp dụng đối với hợp đồng, thỏa thuận của hai doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, các quy định của pháp luật phải được đưa ra trên cơ sở thực tế đời sống kinh tế. Vì thế, để trả lời cho câu hỏi trên, trước hết, luận văn sẽ phân tích sơ bộ tính khuyến khích cạnh tranh và HCCT mà các hợp đồng

nhiều bên có liên quan đến quyền SHTT có thể tác động tới nền kinh tế nói chung và tính cạnh tranh của thị trường nói riêng. Cụ thể, về mặt khuyến khích cạnh tranh, các hợp đồng nhiều bên có thể giúp các bên tham gia bổ trợ, hỗ trợ cho nhau, giảm chi phí giao dịch. Trong trường hợp cụ thể như sáng chế đóng góp vào hợp đồng nhiều bên là cơ sở để thực hiện hay phát triển công nghệ mới thì rõ ràng hợp đồng nhiều bên như đã nêu thực sự có khả năng thúc đẩy cạnh tranh và phát triển công nghệ. Bên cạnh đó, hợp đồng nhiều bên còn có khả năng gây HCCT, nhất là trong trường hợp có điều khoản yêu cầu các thành viên phải chuyển giao quyền sử dụng một đối tượng quyền SHTT nào đó cho nhau trong tương lai với mức phí thấp nhất, thỏa thuận này có thể làm các bên cắt giảm việc nghiên cứu và phát triển, từ đó, hạn chế khả năng và nhu cầu sáng tạo của các bên liên quan.

Tại thị trường EU, nơi có nền kinh tế phát triển và hiện đại với các tập đoàn, công ty lớn thì khả năng HCCT của các hợp đồng nhiều bên lại càng lớn hơn. Vì vậy, có thể thấy pháp luật EU khá cẩn trọng khi điều chỉnh những hợp đồng nhiều bên. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, nền kinh tế đang phát triển với phần đông là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, khả năng HCCT của các hợp đồng nhiều bên sẽ giảm bớt. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải hợp tác, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn khác từ nước ngoài. Do đó, theo ý kiến chủ quan của tác giả, khi Việt Nam xây dựng quy định về điều tiết cạnh tranh với các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT thì không nhất thiết chỉ áp dụng quy định đó với hợp đồng giữa hai bên mà có thể áp dụng rộng với các hợp đồng giữa hai hay nhiều bên để phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của nền kinh tế, đồng thời nó cũng phù hợp với tinh thần của Điều 10- Luật cạnh tranh:

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dung:

đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)