Quy định, quan điểm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 30)

Luật Cạnh tranh của Nhật Bản được biết đến dưới cái tên Luật Chống độc quyền (tên chính thức: Đạo luật về việc chống độc quyền tư nhân và duy trì thương mại lành mạnh – Act concerning Prohibition of Private Monopolization and Maintenance of Fair Trade) được ban hành vào tháng 7 năm 1947, là một phần cấu thành trong các biện pháp xây dựng nền kinh tế hỗ trợ cho một xã hội dân chủ. Mục đích của Luật này được ghi nhận ngay tại Điều 1:

Luật Chống độc quyền có mục đích cấm độc quyền tư nhân, hạn chế thương mại bất hợp lý và kinh doanh không bình đẳng, ngăn ngừa mức độ tập trung quá mức nguồn lực kinh tế và loại bỏ hạn chế bất hợp lý về sản xuất, cung cấp hàng hóa, giá cả, phát triển công nghệ v.v.. cũng như các hạn chế kinh doanh khác thông qua thông đồng, thỏa thuận nhằm mục đích thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, khuyến khích tính sáng tạo và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng việc làm và thu nhập thực tế của nhân dân; từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện và dân chủ của nền kinh tế quốc dân cũng như đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng nói chung”.[23]

Liên quan đến vấn đề điều chỉnh mối quan hệ giữa quyền SHTT và pháp luật cạnh tranh, năm 2007 Nhật Bản đã ban hành Hướng dẫn sử dụng quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Guidelines for the Use of Intellectual Property under the Antimonopoly Act). Theo Điều 21 của Luật Chống độc quyền Nhật Bản, “Các quy định trong luật này sẽ không áp dụng đối với các hành vi được công nhận là việc thực hiện các quyền theo Luật Bản quyền,

Luật Bằng Sáng Chế, Luật về thiết kế hữu ích, Luật về thiết kế kiểu dáng hay Luật Nhãn hiệu” Điều này được Hướng dẫn nêu trên giải thích như sau:

Quy định này có nghĩa là Luật chống độc quyền áp dụng đối với các hạn chế liên quan đến việc sử dụng công nghệ mà các hạn chế đó về bản chất không được coi là việc thực hiện các quyền SHTT. Một hành động của chủ sở hữu quyền SHTT đối với công nghệ ngăn cản người khác sử dụng công nghệ của mình hoặc hạn chế phạm vi sử dụng được coi là việc thực hiện các quyền SHTT. Luật chống độc quyền còn được áp dụng trong cả trường hợp không được ghi nhận là việc thực hiện quyền SHTT. Tức là, bất kỳ hành vi thương mại nào dù có thể được coi là việc thực hiện quyền SHTT sẽ không được công nhận là việc thực hiện quyền đó theo Điều 21 nêu trên, với điều kiện là hành vi đó được xem là không thực hiện đúng các mục đích của quyền SHTT, cụ thể mục đích đó là thúc đẩy các doanh nghiệp hiện thực hóa các sáng tạo và sử dụng công nghệ trên cơ sở mục đích và cách thức thực hiện và phạm vi ảnh hưởng của nó đối với cạnh tranh. Cũng với tinh thần của Điều 21, Luật Chống độc quyền Nhật Bản đã nêu ở trên, Điều 10 Luật sở hữu trí tuệ của Nhật Bản cũng quy định “ Để phát triển các biện pháp sáng tạo, bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ, cần chú trọng đến việc bảo đảm sự cân bằng giữa việc sử dụng quyền SHTT và lợi ích công cộng và thúc đẩy cạnh tranh tự do và công bằng

Tóm lại, có thể hiểu, cách tiếp cận của luật Nhật Bản khi điều chỉnh vấn đề cạnh tranh có liên quan đến quyền SHTT như sau:

- Việc thực hiện các quyền SHTT sẽ được coi là không vi phạm luật cạnh tranh;

- Việc thực hiện các quyền được coi như thực hiện quyền SHTT nhưng không phù hợp với mục đích và mục tiêu của Luật SHTT sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật chống độc quyền.

Ngoài nguyên tắc tiếp cận cơ bản nêu trên, bản hướng dẫn của Nhật Bản cũng nêu ra cách thức xác định thị trường liên quan và xác định mức độ ảnh hưởng đến cạnh tranh của một hành vi nhất định tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam (Trang 30)