Hoa Kỳ là một trong số những nước có luật cạnh tranh phát triển trên thế giới. Sự ra đời và phát triển của luật cạnh tranh Hoa Kỳ được đánh dấu bằng việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật Sherman năm 1890. Đạo luật Sherman được coi là đạo luật đầu tiên và lâu đời nhất về cạnh tranh ở Hoa Kỳ. Mục đích của đạo luật Sherman, theo như phát biểu của Thượng nghị sĩ Jonh Sherman là “Bảo vệ người tiêu dùng bằng cách hạn chế các thỏa thuận được thiết kế để hoặc có ý định tăng giá bán hàng hóa cho người tiêu dùng”. Tiếp sau đạo luật này, Hoa Kỳ cũng đã thông qua 2 đạo luật nữa để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh trong nền kinh tế của nước này, đó là đạo luật Clayton và đạo luật về Hội đồng thương mại Liên bang (FTC) đều có hiệu lực năm 1914 . Sau một thời gian tồn tại, đạo luật Sherman đã làm thay đổi các hành vi thương mại tại Hoa Kỳ, nhưng một số công ty đã khám phá ra việc sáp nhập như là một cách để điều khiển giá cả và sản xuất. Đạo luật Clayton ra đời đã bảo vệ người tiêu dùng Hoa Kỳ bằng cách cấm các vụ sáp nhập, hợp nhất có khả năng ảnh hưởng đến cạnh tranh. Đối với đạo luật về Hội đồng thương mại Liên bang (FTC), Quốc hội Hoa Kỳ đã tạo nên một cơ quan liên bang mới để kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngày nay, Hội đồng thương mại liên bang (FTC), Ủy ban Cạnh tranh và Phòng Cạnh tranh của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có nhiệm vụ thực thi ba đạo luật liên bang về cạnh tranh nói trên.
Đối với các thỏa thuận HCCT trong các hành vi thương mại có liên quan đến SHTT, Hoa Kỳ đã sớm có những nhận định cũng như quan điểm và
hướng dẫn áp dụng luật cạnh tranh trong các trường hợp này. Cụ thể, ngày 6 tháng 4 năm 1995, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Hội đồng thương mại liên bang đã ban hành “Hướng dẫn áp dụng Luật Cạnh tranh trong việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ” (Antitrust Guildelines for the Licensing of Intellectual Property). Bản hướng dẫn bao gồm 6 phần đề cập chủ yếu đến các nguyên tắc chung khi áp dụng luật cạnh tranh tới các hoạt động liên quan đến quyền SHTT, nguyên tắc chung khi đánh giá các hoạt động li-xăng theo nguyên tắc hợp lý (rule of reason).
Cách tiếp cận đồng nhất của Hướng dẫn bao gồm ba nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh của liên bang áp dụng các nguyên tắc chung của luật cạnh tranh đối với các quyền SHTT như áp dụng đối với các dạng tài sản khác. Tuy nhiên, các cơ quan này cũng thừa nhận rằng quyền SHTT có những đặc điểm quan trọng dẫn đến việc nó dễ bị lạm dụng. Nguyên tắc thứ hai là các cơ quan này không giả định rằng quyền SHTT tạo nên sức mạnh thị trường. Nguyên tắc thứ ba, các cơ quan nói trên cho rằng, nhìn chung, việc chuyển giao quyền sử dụng các quyền SHTT là khuyến khích cạnh tranh. Điều này được lý giải bởi lý do việc chuyển giao quyền sử dụng này thường cho phép các công ty kết hợp các yếu tố bổ trợ được cho nhau trong quá trình sản xuất. Đồng thời, việc chuyển giao quyền sử dụng còn có tác dụng trong việc hợp nhất các quyền SHTT có tính chất bổ sung cho nhau.
Như vậy, có thể thấy, các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế đã ghi nhận tầm quan trọng của việc áp dụng pháp luật cạnh tranh vào các hợp đồng liên quan đến các đối tượng của quyền SHTT. Thực tế sinh động ở các quốc gia phát triển với hàng loạt các hợp đồng chuyển giao công nghệ nói riêng và các hợp đồng có liên quan đến đối tượng của quyền SHTT nói chung cho thấy các hợp đồng này có thể có tác động tiêu cực, mặc dù việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT thường mang tính tích cực. Yếu tố
tiêu cực đó có thể thấy ở những điểm như việc các bên yêu cầu chuyển giao ngược cho nhau các công nghệ mới phát triển được, điều đó sẽ hạn chế các bên nghiên cứu và phát triển công nghệ mới cũng như các giải pháp hữu ích có lợi cho người tiêu dung. Hợp đồng chuyển giao cũng có thể trở thành một rào cản thị trường với những điều khoản ràng buộc về quyền sử dụng độc quyền trong phạm vi lãnh thổ hay nhóm khách hàng. Tuy nhiên, từ khía cạnh khác, các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT cũng có những yếu tố tích cực nhất định tới kinh tế và cạnh tranh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Cụ thể như các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng rõ ràng giảm bớt chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển vì một bên được hưởng lợi từ các nghiên cứu có trước của bên khác. Hơn nữa, nó cũng giúp các bên, thông qua các thỏa thuận hợp tác, bổ sung cho nhau những nguồn lực, công cụ, biện pháp mà mỗi bên còn thiếu. Từ những tác động tích cực trên, các hợp đồng này rõ ràng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc hạ giá thành sản phẩm và tăng các tiện ích cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm. Vì vậy pháp luật điều chỉnh điều khoản HCCT trong hợp đồng có lien quan đến quyền SHTT cần phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tích cực mà các hợp đồng này có thể tác động đến môi trường cạnh tranh.
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA LIÊN