Giáo án số 3: Bài 11: Peptit và protein

Một phần của tài liệu Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thông qua hệ thống bài tập chương Amin - Amino Axit – Protein (Trang 98)

I. Mục tiêu

1. Nêu lên được:

- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân)

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein đối với sự sống

- Khái niệm enzim và axit nucleic.

2. Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của peptit và protein. 3. Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.

II. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein

- Tính chất hóa học của peptit và protein: phản ứng thủy phân; phản ứng màu biure.

III. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình nêu vấn đề.

- Đàm thoại tìm tòi kết hợp phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học.

2. Phương tiện dạy học

- Sơ đồ liên kết peptit, phản ứng thủy phân peptit, cấu tạo phân tử protein. - Mô hình phân tử insulin, mô hình cấu trúc chuỗi ADN và một đoạn phân tử ADN.

- Hóa chất và dụng cụ tiến hành thí nghiệm tính tan, sự đông tụ và phản ứng màu biure của protein:

+ Hóa chất: Các dung dịch: protein (lòng trắng trứng), NaOH 30%, HNO3 đặc, CuSO4 5%.

+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, cặp gỗ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Tripeptit là hợp chất

A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit. Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?

A. H2N–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH. B. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH.

C. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–COOH. D. H2N–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH

Câu 3: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ? A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 4: Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

A. tím. B. vàng. C. đỏ. D. xanh.

Câu 5: Đun nóng chất H2N–CH2–CONH–CH(CH3)–CONH–CH2–COOH trong dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng kết thu được sản phẩm là A. H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH2–COOH.

B. H3N+–CH2–COOHCl-, H3N+–CH2–CH2HCl-. C. H3N+–CH2–COOHCl-, H3N+–CH(CH3)HCl-. D. H2N–CH2–COOH, H2N–CH(CH3)–COOH.

Câu 6: Khi thủy phân một peptit ta chỉ thu được các đipeptit sau: Ala–Val, Tyr–Phe, Val–Tyr, Gly–Ala. Cấu tạo đúng của peptit trên là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Ala–Val–Tyr–Phe–Gly. B. Gly–Ala–Val–Tyr–Phe. C. Val–Tyr–Phe–Gly–Ala. D. Tyr–Phe–Gly–Ala–Val.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 7: Một trong những điểm khác nhau của protein so với lipit và glucozơ là

B. protein luôn chứa nitơ.

C. protein luôn là chất hữu cơ no.

D. protein có khối lượng phân tử lớn hơn.

Câu 8: Chọn nhận xét không đúng về protein:

A. Protein là polime thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

B. Protein có phân tử khối lớn, đều do các  –amino axit tạo nên. C. Protein có trong mọi cơ thể động vật và thực vật.

D. Protein bền với nhiệt và môi trường axit hoặc bazơ. Câu 9: Khi nấu canh cua, riêu cua nổi lên được là do: A. Các chất bẩn trong cua được làm sạch hết.

B. Có phản ứng hóa học của NaCl với chất có trong nước lọc khi xay cua. C. Sự đông tụ của protit.

D. Tất cả các nguyên nhân nêu ở A, B, C.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 10: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị  –amino axit được gọi là liên kết peptit.

D. Thuỷ phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các  –amino axit.

Câu 11: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là

A. α–aminoaxit. B. β–aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este.

Câu 12: Khi thủy phân một peptit ta chỉ thu được các đipeptit sau: Ala–Val, Tyr–Phe, Val–Tyr, Gly–Ala. Cấu tạo đúng của peptit trên là

A. Ala–Val–Tyr–Phe–Gly. B. Gly–Ala–Val–Tyr–Phe. C. Val–Tyr–Phe–Gly–Ala. D. Tyr–Phe–Gly–Ala–Val.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Câu 13: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit? A. Lipit. B. Protein. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ.

Câu 14: Protein phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

A. màu da cam. B. màu tím. C. màu vàng. D. màu đỏ.

Câu 15: Phân biệt các dung dịch keo: hồ tinh bột, xà phòng, lòng trắng trứng, ta dùng:

A. HCl, bột Al. B. NaOH, HNO3. C. NaOH, I2. D. HNO3, I2.

Câu 16: Sản phẩm thu được khi thuỷ phân hoàn toàn policaproamit trong dung dịch NaOH nóng, dư là

A. H2N[CH2]5COOH. B. H2N[CH2]6COONa. C. H2N[CH2]5COONa. D. H2N[CH2]6COOH.

Câu 17: Thủy phân một đoạn peptit được tạo ra từ các amino axit A, B, C, D, E có cấu tạo ADCBE. Hỏi thu được tối đa bao nhiêu đipeptit? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.

Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X được các amino axit A, B, C, D, E mỗi loại 1 mol. Nếu thủy phân từng phần X được các đipeptit và tripeptit AD, DC, BE, DCB. Trình tự các amino axit trong X là

A. BCDEA. B. DEBCA. C. ADCBE. D. EBACD.

IV.Tiến trình lên lớp

1. Ổn định 2. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

GV giới thiệu sơ lược về peptit, protein và mục đích nhiệm vụ của bài. GV hỏi: Hãy nêu những điều em đã biết về peptit và protein?

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK làm rõ các vấn đề:

- Peptit là gì? Bằng thí nghiệm nào có thể xác định thành phần của peptit? - Thế nào là liên kết peptit? Khi xác định được liên kết peptit trong phân tử peptit cho ta biết được điều gì?

- Mô tả cấu tạo phân tử peptit?

- Cách phân loại và biểu diễn cấu tạo của các peptit?

GV chỉnh lí và dùng sơ đồ liên kết peptit để làm rõ khái niệm peptit, liên kết peptit trong phân tử. Dùng mô hình phân tử insulin để mô tả cách biểu diễn cấu tạo các peptit trong khoa học và nhấn mạnh peptit là thành phần cấu tạo nên protein.

GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.

GV nêu vấn đề:

- Peptit có những tính chất hóa học

1. Khái niệm

- Peptit là hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α –amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit. - Liên kết peptit là liên kết –CO– NH– giữa hai đơn vị α –amino axit.

- Nhóm –CO–NH– giữa hai đơn vị α –amino axit được gọi là nhóm peptit.

- Phân tử peptit được hợp thành từ các gốc amino axit liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH. - Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4, ... gốc α –amino axit được gọi

là đi-, tri-, tetrapeptit...Những

phân tử peptit chứa nhiều gốc α – amino axit (trên 10) được gọi là

polipeptit.

- Cấu tạo của các peptit được biểu diễn bằng cách ghép từ tên viết tắt của các gốc α –amino axit theo trật tự của chúng.

2. Tính chất hoá học.

Peptit có hai phản ứng quan trọng là phản ứng thủy phân trong môi

quan trọng nào?

- Các PƯHH thể hiện các tính chất quan trọng này xảy ra ở đâu trong phân tử peptit? Ở liên kết peptit hay phần gốc amino axit?

GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để giải quyết vấn đề.

GV dùng sơ đồ phản ứng thủy phân chỉ rõ phản ứng xảy ra làm đứt liên kết peptit và giới thiệu về phản ứng màu biure.

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập số 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường axit hoặc kiềm và phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Các phản ứng xảy ra ở liên kết peptit.

Hoạt động 2. Protein

GV tổng hợp các hiểu biết của HS về protein được học ở môn Sinh học và nêu khái niệm protein, phân loại protein.

GV tổ chức cho HS đọc nội dung SGK. Yêu cầu HS so sánh các điểm tương tự nhau và khác nhau về cấu tạo của phân tử peptit và protein, các protein khác nhau.

GV bổ sung:

II. PROTEIN 1. Khái niệm

- Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ và chục nghìn đến vài triệu.

- Phân loại:

+ Protein đơn giản. + Protein phức tạp. 2. Cấu tạo phân tử

- Tương tự peptit protein cũng được tạo bởi nhiều gốc α- amino axit, liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

- Protein có phân tử lớn hơn (n>50), phức tạp hơn.

+ Cấu tạo phân tử protein hết sức phức tạp, vì khối lượng phân tử rất lớn và chúng được cấu tạo bởi những α – amino axit khác nhau, trật tự kết hợp các gốc α –amino axit đó cũng khác nhau.

+ Trong phân tử protein, mỗi gốc α – amino axit có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các vị trí khác nhau. Vì vậy, từ hơn hai chục α –amino axit khác nhau có thể tạo ra nhiều phân tử protein với cấu tạo khác nhau.

GV cho HS quan sát lòng trắng trứng, yêu cầu HS quan sát thí nghiệm tính tan trong nước và sự đông tụ khi đun nóng dung dịch hoặc cho tác dụng với HNO3 đặc và rút ra nhận xét về tính chất vật lí của protein.

GV liên hệ sự đông tụ của protein khi luộc trứng hoặc khi nấu canh cua. GV nêu vấn đề protein có tính chất tương tự peptit là có phản ứng thủy phân trong môi trường axit, bazơ hoặc enzim và phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Vì sao protein có tính chất tương tự peptit.

- Các protein khác nhau không chỉ khác nhau về các gốc α- amino axit mà còn khác nhau bởi số lượng, trật tự sắp xếp của chúng trong phân tử.

3. Tính chất

a) Tính chất vật lí

- Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ khi đun nóng.

b) Tính chất hóa học

Protein có tính chất tương tự peptit là có phản ứng thủy phân trong môi trường axit, bazơ hoặc enzim và phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

- Phản ứng thủy phân protein khác phản ứng thủy phân peptit ở điểm nào?

GV tiến hành thí nghiệm biure. Yêu cầu HS quan sát màu sản phẩm.

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập số 3. GV tổ chức cho HS đọc SGK và kết hợp kiến thức sinh học yêu cầu HV trình bày theo các nội dung:

- Vai trò của protein đối với sự sống. - Protein có ở đâu trong cơ thể con người, động vật, thực vật.

- Sự chuyển hóa protein trong cơ thể. - Cách sử dụng hợp lí protein trong đời sống.

4. Vai trò của protein đối với sự sống

(SGK)

Hoạt động 3. Khái niệm về enzim và axit nucleic (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV tổ chức cho HS đọc nội dung SGK, kết hợp với kiến thức sinh học và trình bày theo các câu hỏi gợi ý: - Enzim là gì? enzim có ở đâu và đóng vai trò gì trong cơ thể sống?

- Xúc tác enzim có đặc điểm gì khác với chất xúc tác hóa học?

- Vì sao trong cơ thể có nhiều loại enzim?

GV hệ thống và nhấn mạnh đặc tính

III. KHÁI NIỆM VỀ ENZIM VÀ AXIT NUCLEIC

1. Enzim

a) Khái niệm

- Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật.

b) Đặc điểm xúc tác enzim

- Hoạt động xúc tác của enzim có tính chọn lọc rất cao.

cấu tạo và vai trò xúc tác của enzim trong chuyển hóa các chất ở cơ thể sống.

GV tổ chức cho HS đọc nội dung SGK, kết hợp với kiến thức sinh học, mô hình cấu trúc một đoạn phân tử ADN để nắm bắt khái niệm và vai trò của axit nucleic thông qua việc trả lời các câu hỏi:

- Axit nucleic thuộc loại hợp chất nào?

- Axit nuclein thường tồn tại ở dạng nào trong cơ thể?

- Axit nucleic có vai trò gì trong hoạt động sống của cơ thể?

enzim rất lớn.

2. Axit nucleic

a) Khái niệm

- Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ.

b) Vai trò

Tổng hợp protein, chuyển các thông tin di truyền....

Hoạt động 4: Củng cố

- GV tổ chức cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập số 4. - GV hướng dẫn HS làm các bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 48 SGK ở nhà và hoàn thành phiếu học tập số 5.

2.7.4. Giáo án số 4: Bài 12. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein.

Một phần của tài liệu Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thông qua hệ thống bài tập chương Amin - Amino Axit – Protein (Trang 98)