Phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thông qua hệ thống bài tập chương Amin - Amino Axit – Protein (Trang 27)

Dạy cốt lõi, dạy lặp đi lặp lại các vấn đề cốt lõi

Khi giảng bài mới GV nên giảng các vấn đề cốt lõi, dạy lặp đi lặp lại các vấn đề cốt lõi, các kiến thức trọng tâm của bài.

Tình trạng HS yếu kém ở các cơ sở GDTX có thể xem là một dạng “suy kiến thức” trầm trọng. Các em không còn khả năng tiếp thu và “tiêu hóa”

những kiến thức mới. Nguy hiểm hơn cả hiện nay đã có biến chứng tâm lý khiến các em chán học và buông xuôi tất cả.

Vừa dạy vừa dỗ

Khi thấy có một chút tiến bộ GV nên động viên các em bằng điểm số để dần dần lôi kéo cho HS thấy được thật sự Hóa học không quá khó.

Nhắc lại các kiến thức cơ bản, trọng tâm có liên quan

Những kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất thường giúp HS suy ra được những kiến thức khác và chính những kiến thức cơ bản, khác lại giúp đào sâu thêm kiến thức cơ bản nhất.

Đan xen trong quá trình giảng bài mới nếu có các kiến thức liên quan

đến các kiến thức các em đã học thì GV nhắc lại giúp cho các em củng cố lại các kiến thức đã học có hệ thống.

Kiểm tra bài tập thường xuyên

Kiểm tra bài tập thường xuyên là biện pháp hữu hiệu để giúp người GV có thể phát hiện được các lỗ hổng kiến thức của HS. Thông qua kiểm tra người GV thu được những tín hiệu ngược từ phía HS, giúp cho GV phát hiện kịp thời những thiếu sót trong việc tiếp thu kiến thức của từng HS và của cả lớp. Thông qua kiểm tra giáo viên có thể đánh giá việc tiếp thu và nắm kiến thức; phát hiện những lệch lạc, phát hiện những lỗ hổng kiến thức và từ đó có sự điều chỉnh kịp thời.

Sửa kỹ bài tập trên lớp

Giáo viên nên sửa kỹ bài tập mẫu, cho HS làm các bài tương tự, thay đổi bài tập theo bài tập mẫu, bài tập xuôi ngược…

Hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học

Hướng dẫn các em ghi sổ tay hóa học ghi nhận những vấn đề cốt lõi, những vấn đề đặc biệt, những vấn đề chưa rõ để hỏi lại GV.

Mỗi HS tự lập dàn ý các bài đã học thành cột dọc để so sánh các bài với nhau, các kiến thức với nhau.

Ở cuối mỗi chương, mỗi phần yêu cầu HS phải lập bảng so sánh, tổng hợp các vấn đề đã tiếp thu, sao thành 2 bảng nộp cho GV 1 bảng và giữ lại 1 bảng để GV chỉnh sửa, điều chỉnh cho HS lấy làm tư liệu học tập.

Thường xuyên củng cố, kiểm tra xen kẽ với giảng bài mới trong tiến trình bài lên lớp hóa học

Khi củng cố, kiểm tra cần phối hợp điểm mạnh của cả hai phương pháp trắc nghiệm và tự luận. Đồng thời phân hóa câu hỏi kiểm tra thành ba cấp độ: câu hỏi tái hiện, câu hỏi giải thích – minh họa, câu hỏi suy luận.

Dạy học kết hợp với thực hành, thí nghiệm trực quan

Hóa học là bộ môn khoa học lí thuyết và thực nghiệm. Kiến thức hóa học, đặc biệt là chất cụ thể rất gần gũi với đời sống các em. Việc nắm chắc các kiến thức cơ bản không những giúp các em hoàn thành tốt việc học mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực tiễn. Các em thấy được tầm quan trọng môn học, yêu thích và say mê nghiên cứu.

Cho HS làm các bài tập tương tự

Việc cho HS làm các bài tập tương tự sẽ giúp HS nắm chắc kiến thức và phương pháp giải các bài tập hơn.

Phương pháp dạy học phải phù hợp với trình độ của từng loại HS

Chú ý phương pháp dạy học phải phù hợp với trình độ HS và phát huy được tính tích cực học tập của HS.

HS càng khá thì càng cần nhiều sự giúp đỡ của giáo viên về phương pháp suy nghĩ để tự tìm ra kiến thức và vận dụng sáng tạo trong nhiều tình huống mới. Nhưng đối với HS càng yếu thì càng cần nhiều sự giúp đỡ của giáo viên về phương pháp tiếp nhận kiến thức và tập vận dụng theo kiểu làm mẫu bắt chước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thông qua hệ thống bài tập chương Amin - Amino Axit – Protein (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)