Giáo án số 1: Bài 9: Amin

Một phần của tài liệu Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thông qua hệ thống bài tập chương Amin - Amino Axit – Protein (Trang 78)

I. Mục tiêu

1. Nêu lên được:

- Khái niệm, cách phân loại, cách gọi tên amin (theo danh pháp thay thế và gốc – chức).

- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, độ tan) của amin.

- Tính chất hoá học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế

với dung dịch nước brom.

2. Nhận dạng các hợp chất amin.

3. Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.

4. Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin và viết các PTHH minh họa. Phân biệt được anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.

5. Xác định công thức phân tử của amin theo số liệu thực nghiệm đã cho. II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu

1. Phương pháp dạy học

- Đàm thoại tìm tòi kết hợp với việc sử dụng phương tiện trực quan và thí nghiệm hoá học.

- Hoạt động nhóm.

- Bảng tên một số amin.

- Hoá chất, dụng cụ cho các thí nghiệm tính bazơ của metyl amin, tính bazơ, phản ứng thế của anilin.

+ Hoá chất: metylamin, anilin, quỳ tím, dung dịch nước brom, HCl, nước cất, phenolphtalein.

+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, cặp gỗ. - Các phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Hợp chất nào sau đây là amin?

A. CH3COONH4. B. CH3CONH2.

C. CH3-CN. D. C6H5NH2

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hiđrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 4: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. H2N–[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2

C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2

Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?

A. Metyl-, etyl-, đimetyl-, trimetyl- là những chất khí, dễ tan trong nước. B. Các amin khí có mùi tương tự như amoniac, độc.

C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, có màu đen.

D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng. Câu 7: Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe con người là A. cafein. B. nicotin. C. cocain. D. heroin.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 8: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là

A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. Câu 9: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl. C. nước Br2. D. dung dịch NaOH.

Câu 10: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là

A. quỳ tím. B. kim loại Na. C. dung dịch Br2. D. dung dịch NaOH.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 11: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

A. (CH3)3C–OH và (CH3)3C–NH2. B. (CH3)2CH–OH và (CH3)2CH–NH2. C. C6H5–CH(OH)–CH3 và C6H5–NH–CH3. D. C6H5–CH2 –OH và CH3–NH–C2H5.

Câu 13: Nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Phenol là axit còn anilin là bazơ.

B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ còn dung dịch anilin làm quỳ tím hoá xanh.

C. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.

D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với hiđro.

Câu 14: Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là:

A. 7,65 gam. B. 0,85 gam. C. 8,15 gam. D. 8,10 gam.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 2: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 3: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?

A. 3. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 4: Tên gọi của amin nào sau đây không đúng?

A. CH3–NH–CH3 đimetylamin B. CH3–CH2–CH2–NH2 propan-1-amin C. CH3–CH–NH2 propylamin

D. C6H5–NH2 anilin

Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5–CH2–NH2?

A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Anilin. D. Phenylmetylamin. Câu 6: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. NaCl.

Câu 7: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. anilin, metyl amin, amoniac.

B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.

D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Câu 8: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là

A. 0,93 gam. B. 2,79 gam. C. 1,86 gam. D. 3,72 gam. Câu 9: Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH.

B. NH3, CH3NH2, (CH3)2NH, C6H5NH2. C. (CH3)2NH, CH3NH2, NH3, C6H5NH2. D. NH3, C6H5NH2, (CH3)2NH, CH3NH2.

Câu 10: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 100 ml. B. 50 ml. C. 200 ml. D. 320 ml.

III. Trọng tâm

 Cấu tạo phân tử và cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc – chức)

 Tính chất hóa học điển hình: tính bazơ và phản ứng thế brom vào nhân thơm .

IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định

2. KT bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Khái niệm, phân loại và danh pháp

GV: Viết CTCT của NH3 và 4 amin CH3–NH2, C6H5–NH2, CH3–NH–CH3, (CH3)3N.

HV: Nghiên cứu kĩ các chất trong ví dụ trên và so sánh cấu tạo của NH3 với các chất còn lại.

GV: Định hướng cho HS phân tích. HS: Từ đó cho biết khái niệm tổng quát về amin?

GV giới thiệu: Tương tự ancol, amin có đồng phân mạch cacbon, về vị trí nhóm chức và về bậc amin.

GV hướng dẫn HS viết các đồng phân amin có cùng công thức phân tử C4H11N như sau: CH3–CH2–CH2–CH2–NH2 (1) CH3–CH2–NH–CH2–CH3 (2) CH3–CH2–CH2–NH–CH3 (3) CH3–CH–CH2–NH2 (4) CH3 CH3–CH–NH–CH3 (5) CH3 CH3

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN: 1. Khái niệm, phân loại

1.1. Khái niệm: Amin là hợp chất

hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon.

*) Đồng phân: Amin có các dạng

đồng phân: mạch cacbon, vị trí nhóm chức, bậc amin.

CH3–C–NH2 (6) CH3 CH3–N–CH2–CH3 (7) CH3 CH3–CH2–CH–NH2 (8) CH3

GV: Giới thiệu cho HS biết các chất (1), (4), (6) và (8) là amin bậc I, các chất (2), (3) và (5) là amin bậc II, chất (7) là amin bậc (III).

GV lưu ý HS phân biệt bậc amin và bậc ancol. Bậc amin là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế hoặc số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử N, còn bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.

GV đặt vấn đề: Từ những đồng phân đã viết thì amin có những loại đồng phân nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS thảo luận và GV giúp HS đưa ra nhận xét: + Đồng phân mạch cacbon: Các chất (1), (4), (6) và (8). + Đồng phân vị trí nhóm chức: (1), (2) và (3). + Đồng phân bậc amin: (1), (2) và (7). GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết hai cách phân loại amin. Cho thí dụ.

GV: Các em hãy theo dõi bảng 3.1 SGK ( danh pháp các amin) từ đó cho biết: - Cách gọi tên các amin theo danh pháp gốc - chức.

- Cách gọi tên theo danh pháp thay thế. GV: Nhận xét, bổ xung.

HS: Trên cơ sở đó vận dụng gọi tên các amin đồng phân C4H11N.

GV: Hệ thống cách gọi tên và chỉnh sửa tên gọi của các amin đồng phân C4H11N và giới thiệu tên thông thường của C6H5NH2.

GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1 .

1.2. Phân loại: Amin được phân

loại theo 2 cách:

*) Theo gốc hiđrocacbon:

- Amin béo: CH3NH2, C2H5NH2... - Amin thơm: C6H5NH2, C6H5CH2NH2....

*) Theo bậc của amin.

- Bậc 1: CH3NH2, C2H5NH2, C6H5NH2 ...

- Bậc 2: (CH3)2 NH ... - Bậc 3: (CH3)3 N .... 2. Danh pháp:

Cách gọi tên theo danh pháp - Gốc - chức: Ankyl + amin

- Thay thế: Ankan + vị trí nhóm chức + amin

- Tên thông thường chỉ áp dụng cho một số amin.

Hoạt động 2: Tính chất vật lí

GV: Yêu cầu HS quan sát dung dịch metylamin, anilin và nghiên cứu SGK phần tính chất vật lí của amin cho biết:

- Trạng thái của amin ở điều kiện thường.

- Quy luật biến đổi trạng thái, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của amin theo chiều tăng của khối lượng phân tử. - Tính chất riêng của amin thơm, độc tính của amin.

GV: hệ thống và tiến hành hoà tan metylamin và anilin trong nước.

GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2.

GV mở rộng về amin nicotin:

(C10H14N2) có nhiều trong cây thuốc lá. Nó là chất lỏng sánh như dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tan được trong nước. Khi hút thuốc lá nicotin thấm vào máu và theo dòng máu đi vào phổi. Nicotin là một trong những chất độc mạnh (từ 1 đến 2 giọt nicotin có thể giết chết một con chó), tính độc của nó có thể sánh với axit xianhiđric HCN. Nicotin chỉ là một trong số các chất hoá học độc hại có trong khói thuốc lá (trong khói thuốc lá có chứa tới 1400 hợp chất hoá học khác nhau). Những người nghiện thuốc lá thường mắc ung thư phổi và những bệnh ung thư khác.

Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:

GV: sử dụng mô hình phân tử amoniac, metylamin, anilin, công thức cấu tạo dạng tổng quát của amin bậc một, amin bậc hai và amin bậc ba yêu cầu HS: - Nhận xét về sự tương tự của nguyên tử nitơ trong phân tử amoniac và amin. - Tính chất hoá học đặc trưng của amoniac và giải thích?

- Amin có tính chất tương tự amoniac không?

- Dự đoán tính chất hoá học của amin?

Hoạt động 4: Tính chất hoá học

GV nêu vấn đề: Amin có cấu trúc tương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tự phân tử NH3 nên cũng có tính chất tương tự NH3, ngoài ra còn có tính chất của gốc hiđrocacbon. Để khẳng định điều dự đoán này, chúng ta chuyển sang phần tính chất hoá học.

GV: Tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng và kết luận về tính bazơ của metylamin và anilin.

Thí nghiệm 1

GV lấy hai ống nghiệm, cho vào mỗi ống một mảnh giấy quỳ tím (dài khoảng 1,5 cm). Nhỏ 4-5 giọt dung dịch metylamin vào mảnh giấy quỳ tím một ống và dung dịch anilin vào mảnh giấy

1. Cấu tạo phân tử:

Các phân tử amin đều có cặp electron tự do trên nguyên tử nitơ trong nhóm chức, do đó chúng có tính bazơ và còn có tính chất của gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ này.

2. Tính chất hoá học :

a) Tính bazơ

- Metylamin là bazơ tương tự NH3 do khi tan vào nước có phản ứng với nước sinh ra OH–.

CH3NH2 + H2O [CH3NH3]+ + OH– - Dung dịch metylamin làm đổi màu các chất chỉ thị, khi tiếp xúc với dung dịch axit cũng có phản ứng.

CH3NH2 + HCl  CH3NH3Cl (khói trắng)

- Các amin tan trong nước (ankylamin) có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

quỳ tím ở ống kia. Quan sát màu sắc giấy quỳ tím ở hai ống nghiệm.

Thí nghiệm 2

Lấy vào ống nghiệm 2 ml nước cất, nhỏ tiếp 1 giọt anilin và lắc mạnh và để yên thấy anilin gần như không tan, lắng xuống đáy ống nghiệm. Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm và lắc nhẹ. Anilin tan hết, dung dịch đồng nhất.

Lấy vào ống nghiệm khác 2 ml dung dịch metylamin, nhỏ lên đầu đũa thuỷ tinh 2 giọt dung dịch HCl đặc và đưa vào ống nghiệm, cách dung dịch 2 cm. Quan sát thấy có khói trắng xung quanh đầu đũa thuỷ tinh.

HS: So sánh tính bazơ của metylamin, amoniac và anilin.

GV: Bổ sung và giải thích.

GV nêu vấn đề: Lực bazơ của các amin có bậc khác nhau có như nhau không? Ví dụ CH3NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N. Giải thích.

GV: Biểu diễn thí nghiệm của anilin với nước brôm.

HS: Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra, nhận xét tính chất của anilin, viết phương trình phản ứng.

- Anilin có tính bazơ tác dụng với axit

C6H5NH2 + HCl  [C6H5NH3]+Cl– (phenylamoniclorua)

- Anilin không làm chuyển màu chất chỉ thị vì lực bazơ của nó rất yếu, yếu hơn NH3 do ảnh hưởng của gốc phenyl. Tính bazơ : CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin C6H5NH2 + 3Br2(dd) C6H2 Br3NH2  + 3 HBr - Ứng dụng: Phản ứng được dùng để nhận biết anilin.

GV giải thích, so sánh với phản ứng của phenol với dung dịch brom và rút ra ảnh hưởng của nhóm –OH, –NH2 tới nhân thơm làm cho 3 nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 dễ bị thế hơn trong phân tử benzen.

GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3.

Hoạt động 5:Củng cố bài học

- GV hệ thống kiến thức và nhấn mạnh các nội dung: + Khái niệm amin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ So sánh lực bazơ của các dạng amin (ankylamin, amin thơm, amin có các bậc khác nhau) và amoniac.

+ Cấu tạo phân tử amin và sự liên quan giữa cấu tạo phân tử và tính chất hoá học.

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4.

- Bài tập về nhà 1, 2, 3, 4, 6 (SGK trang 44), hoàn thành phiếu học tập số 5. GV dặn dò HS : Chuẩn bị bài Amino axit

2.7.2. Giáo án số 2: Bài 10: Amino axit

I. Mục tiêu

1. Nêu lên được: định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.

2. Trình bày được: Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của  và –amino axit).

3. Dựa vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

4. Viết được:

- Các PTHH minh họa tính chất hoá học của amino axit.

5. Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.

II. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của amino axit

- Tính chất hóa học của amino axit: tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của  và – amino axit.

III. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu

1. Phương pháp dạy học

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Đàm thoại tìm tòi kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học. - Hoạt động nhóm.

2. Phương tiện dạy học

- Bảng tên gọi của một số amino axit (bảng phụ).

- Sơ đồ ứng dụng của amino axit, sơ đồ phản ứng trùng ngưng. - Các phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Cho các chất: H2N–CH2–COOH (X); H3C–NH–CH2–CH3 (Y); C6H5–CH(NH2)–COOH (Z); HOOC–CH2–CH(NH2)COOH (G); H2N–CH2–CH2–CH2–CH(NH2)COOH (P); CH3–CH2–COOH (T). Amino axit là

A. X, Z, T, P. B. X, Y, Z, T.

C. X, Z, G, P. D. X, Y, G, P.

Câu 2: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?

A. 3 chất. B. 4 chất. C. 2 chất. D. 1 chất.

Câu 3: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất

CH3–CH(NH2)–COOH ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Anilin. D. Alanin.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 4: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

Một phần của tài liệu Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thông qua hệ thống bài tập chương Amin - Amino Axit – Protein (Trang 78)