Quy trình lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thông qua hệ thống bài tập chương Amin - Amino Axit – Protein (Trang 51)

* Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập

Mục đích chung nhất của việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học là giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học, giúp HS đạt kết quả học tập tốt hơn cũng như yêu thích bộ môn Hóa học hơn đồng thời góp phần hình thành thế giới quan, hình thành những năng lực và kỹ năng cần thiết cho các em chuẩn bị vào đời.

* Bước 2: Xác định nội dung của hệ thống bài tập

Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của chương trình.

* Bước 3: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập Gồm các bước cụ thể sau:

- Thu thập các sách bài tập, các tài liệu có liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng.

- Tham khảo sách, báo, tạp chí....có liên quan.

- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung hoá học có liên quan đến đời sống.

nhanh chóng và có chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, cần tổ chức sưu tầm, tài liệu một cách khoa học và có sự đầu tư thời gian.

* Bước 4: Tiến hành soạn thảo hệ thống bài tập

Soạn từng bài tập, bổ sung thêm các dạng bài tập còn thiếu hoặc những nội dung chưa có bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.

* Bước 5: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

Sau khi soạn thảo xong hệ thống bài tập, chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về tính chính xác, tính khoa học, tính phù hợp với trình độ của HS.

* Bước 6: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung

Thông qua thực nghiệm, trao đổi với các GV sử dụng bài tập trong các

bài giảng để khẳng định tính khả thi của hệ thống bài tập, cũng như có sự điều chỉnh bổ sung để hệ thống bài tập ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt

hơn yêu cầu của quá trình dạy học.

2.6. Hệ thống câu hỏi và bài tập chương Amin, amino axit và protein theo mức độ nhận thức

Để hệ thống bài tập góp phần nâng cao hứng thú và kết quả học tập của HS, tôi đã sắp xếp các bài theo ba mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng ở cấp độ thấp với trắc nghiệm khách quan là chủ yếu được sắp xếp theo từng nội dung, từng bài cụ thể trong chương Amin, amino axit và protein.

Các bài tập được sắp xếp lần lượt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Với mỗi kiểu bài tập thường có bài tập tương tự và bài tập nâng cao, mở rộng để HS rèn kỹ năng giải bài tập hóa học.

Hệ thống bài tập có nội dung phủ kín chương trình, các dạng bài tập phù hợp đối tượng HS trung bình - yếu và có sự nhấn mạnh những nội dung trọng tâm. Hệ thống bài tập được xây dựng chủ yếu theo hướng bài tập trắc nghiệm để GV và HS thuận lợi trong quá trình dạy và học và phù hợp với các hình thức thi hiện nay. Ngoài ra, các dạng bài tập thực nghiệm, bài tập

gắn với thực tiễn cũng được chú ý xây dựng n hằ m n âng cao hứn g thú h ọc tậ p, để không những trọng tâm rèn các kỹ năng làm bài tập lý thuyết mà còn phục vụ mục tiêu vận dụng kiến thức vào thực tế và rèn kỹ năng thực hành cho HS.

2.6.1. Các bài tập cấp độ biết

Các bài tập ở cấp độ biết chỉ yêu cầu về năng lực nhận thức của HS là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại. Tư duy của HS ở mức độ biết là tư duy cụ thể và kỹ năng tương ứng chỉ là bắt chước theo mẫu. Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra,.... Các động từ tương ứng trong những câu hỏi và bài tập ở mức độ biết thường là: nêu, xác định, mô tả, liệt kê, gọi tên, nhớ lại, chỉ ra, giới thiệu...

Nội dung các bài tập dạng biết chủ yếu được lấy từ kiến thức trong sách giáo khoa. Đó là những câu hỏi, bài tập đơn giản không đòi hỏi HS phải suy luận, phù hợp với đại đa số các HS Trung tâm GDTX. HS có thể dễ dàng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi dạng này. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá nhiều câu hỏi dạng này sẽ khiến nhiều học sinh nhàm chán, mất hứng thú trong học tập. Do đó GV thường chỉ sử dụng các bài tập dạng biết trong dạy bài mới hoặc dùng làm câu hỏi để cho HS gỡ điểm.

2.6.1.1. Bài 9: Amin

Câu 1: Hợp chất nào sau đây là amin?

A. CH3COONH4. B. CH3CONH2. C. CH3CN. D. C6H5NH2

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hiđrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Câu 3: Chất nào sau đâylà amin bậc 2?

A. H2N–[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2

C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2

Câu 4: Anilin có công thức là

A. CH3COOH. B. C6H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3OH.

Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin.

Câu 6: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5–CH2–NH2?

A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Anilin. D. Phenylmetylamin.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?

A. Metyl-, etyl-, đimetyl-, trimetyl- là những chất khí, dễ tan trong nước. B. Các amin khí có mùi tương tự như amoniac, độc.

C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, có màu đen.

D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng. Câu 8: Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe con người là A. cafein. B. nicotin. C. cocain. D. heroin.

Câu 9: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là

A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. Câu 10: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic. Câu 11: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl. C. nước Br2. D. dung dịch NaOH.

A. Phenol là axit còn anilin là bazơ.

B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ còn dung dịch anilin làm quỳ tím hoá xanh.

C. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.

D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với hiđro.

2.6.1.2. Bài 10: Amino axit

Câu 13: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 14: Cho các chất: H2N–CH2–COOH (X); H3C–NH–CH2–CH3 (Y); C6H5–CH(NH2)–COOH (Z); HOOC–CH2–CH(NH2)COOH (G);

H2N–CH2–CH2–CH2–CH(NH2)COOH (P); CH3–CH2–COOH (T). Amino axit là

A. X, Z, T, P. B. X, Y, Z, T.

C. X, Z, G, P. D. X, Y, G, P. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15: –amino axit là amino axit có nhóm amino gắn với cacbon ở vị trí số

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 16: Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?

A. H2N–CH2–COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH C. HOOC–CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2–CH2–COOH

Câu 17: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. C6H5NH2. B. C2H5OH.

C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.

A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng lưỡng cực H3N+–CH2–COO-.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (–NH2) và nhóm cacboxyl (–COOH).

C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. D. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin.

Câu 19: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. Na2SO4. Câu 20: Phản ứng tạo thành polime của amino axit thuộc phản ứng

A. trùng hợp. B. cộng hợp. C. đồng trùng hợp. D. trùng ngưng.

2.6.1.3. Bài 11: Peptit và protein

Câu 21: Tripeptit là hợp chất

A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α–amino axit.

Câu 22: Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

A. tím. B. vàng. C. đỏ. D. xanh. Câu 23: Một trong những điểm khác nhau của protein so với lipit và glucozơ là

A. protein luôn chứa chức hiđroxyl. B. protein luôn chứa nitơ.

C. protein luôn là chất hữu cơ no.

D. protein có khối lượng phân tử lớn hơn.

Câu 24: Chọn nhận xét không đúng về protein:

A. Protein là polime thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

C. Protein có trong mọi cơ thể động vật và thực vật. D. Protein bền với nhiệt và môi trường axit hoặc bazơ.

Câu 25: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit? A. Lipit. B. Protein. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ. Câu 26: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là

A. α–aminoaxit. B. β–aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este.

Câu 27: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Peptit có thể thuỷ phân hoàn toàn thành các  –amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.

B. Peptit có thể thuỷ phân không hoàn toàn thành các peptit mạch ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.

C. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. Enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu đối với peptit: mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho sự phân cắt một số liên kết pepit nhất định.

Câu 28: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị –amino axit được gọi là liên kết peptit.

D. Thuỷ phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các –amino axit.

2.6.2. Các bài tập mức độhiểu

Các bài tập ở mức độ hiểu yêu cầu HS có năng lực nhận thức là: tái hiện kiến thức, diễn giải kiến thức, mô tả kiến thức. Ở mức độ này HS phải có tư duy logic, tương ứng với kỹ năng phát huy sáng kiến (làm đúng theo mẫu hoặc chỉ dẫn, có phát huy sáng kiến, hợp lý hóa thao tác, không còn bắt chước máy móc). Các hoạt động tương ứng với cấp độ hiểu là: diễn giải, viết lại, lấy ví dụ theo cách hiểu của mình, ... Trong những câu hỏi và bài

tập ở mức độ hiểu thường sử dụng các động từ: tóm tắt, giải thích, mô tả, lấy ví dụ, so sánh, chuyển đổi, diễn giải, phân biệt, suy luận, phân tích, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại, giải thích, dự đoán.

Nội dung câu hỏi và bài tập ở mức độ hiểu cũng chủ yếu được lấy từ sách giáo khoa nhưng đòi hỏi, yêu cầu HS phải đào sâu kiến thức hơn, phải hiểu và giải thích được kiến thức. HS thường phải mất thời gian suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Thông qua bài tập dạng này học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng, hiểu được bản chất của vấn đề, tạo sự hứng khởi và bước đầu rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, tư duy logic, kỹ năng phân tích, so sánh … Số lượng các câu hỏi và bài tập dạng này thường nhiều, đa dạng và phong phú. GV có thể sử dụng để củng cố kiến thức cho HS sau khi học một nội dung kiến thức mới, một bài dạy mới để kiểm tra mức độ hiểu của học sinh, hoặc GV cũng có thể sử dụng để kiểm tra khả năng tự đọc và tìm hiểu nội dung kiến thức mới của học sinh và GV cũng có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá các nội dung quan trọng mà HS đã học.

2.6.2.1. Bài 9: Amin

Câu 1: Cặp ancol và amin nào sau đây có cùng bậc? A. (CH3)3C–OH và (CH3)3C–NH2.

B. (CH3)2CH–OH và (CH3)2CH–NH2. C. C6H5–CH(OH)–CH3 và C6H5–NH–CH3. D. C6H5–CH2 –OH và CH3–NH–C2H5.

Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 4: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là

A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.

Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

Câu 6: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 7: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?

A. 3. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 8: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 9: Amin có bốn đồng phân cấu tạo là

A. C2H7N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C5H13N.

Câu 10: Tên gọi của amin nào sau đây không đúng?

A. CH3–NH–CH3 đimetylamin B. CH3–CH2–CH2–NH2 propan-1-amin C. CH3–CH2–NH2 propylamin D. C6H5–NH2 anilin

Câu 11: Công thức cấu tạo của etylisopropylamin là A. CH3–CH2–NH–CH2–CH2–CH3. B. CH3–CH2–NH–CH–CH3. CH3 C. CH3–NH–CH–CH3. CH3 A. CH3–CH2–NH–CH–CH2–CH3. CH3

Câu 12: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

A. Anilin B. Natri hiđroxit. C. Natri axetat. D. Amoniac. Câu 13: Dung dịch metylamin trong nước làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. quỳ tím không đổi màu. B. quỳ tím hóa xanh.

C. phenolphtalein hoá xanh. D. phenolphtalein không đổi màu.

Câu 14: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là

A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. NaCl. Câu 15: Chất có tính bazơ là

A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C6H5OH. Câu 16: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

A. NH3 B. C6H5CH2NH2 C. C6H5NH2 D. (CH3)2NH Câu 17: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?

A. C6H5NH2 B. C6H5CH2NH2 C. (C6H5)2NH D. NH3 Câu 18: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?

A. C6H5NH2. B. (C6H5)2NH C. p-CH3–C6H4–NH2. D. C6H5–CH2–NH2 Câu 19: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của

A. NaOH. B. NH3. C. NaCl. D. FeCl3 và H2SO4

Câu 20: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là

A. C6H5NH3Cl. B. C6H5CH2OH. C. p–CH3C6H4OH. D. C6H5OH. Câu 21: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. anilin, metyl amin, amoniac.

B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.

D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Câu 22: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

2.6.2.2. Bài 10: Amino axit

Câu 23: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N? A. 3 chất. B. 4 chất. C. 2 chất. D. 1 chất. Câu 24: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?

Câu 25: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 26: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất

CH3–CH(NH2)–COOH ?

A. Axit 2–aminopropanoic. B. Axit–aminopropionic.

C. Anilin. D. Alanin.

Câu 27: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất

CH3–CH(CH3)–CH(NH2)–COOH?

A. Axit 3–metyl–2–aminobutanoic. B. Valin.

C. Axit 2–amino–3–metylbutanoic. D. Axit –aminoisovaleric. Câu 28: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với

A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 .

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thông qua hệ thống bài tập chương Amin - Amino Axit – Protein (Trang 51)