I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công
- Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực.
- Nêu được đơn vị đo công.
- Vận dụng công thức A = Fs. để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị tranh: con bò kéo xe, vận động viên cử tạ, máy xúc đất làm việc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài ghi
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
- Gọi HS đọc nội dung phần mở đầu.
- GV: Để hiểu thế nào là công cơ học, chúng ta xét phần I.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm công cơ học (5 phút)
[TH]. Nêu được ví dụ về lực khi thực hiện công và không thực hiện công. - GV: Treo tranh (hình 13.1, 13.2). Yêu
cầu HS quan sát và đọc nội dung nhận xét trong SGK.
- GV gợi ý: Con bò có dùng lực để kéo xe? Xe có chuyển dời không?
- Lực sĩ có dùng lực để ghì quả tạ? Quả tạ có di chuyển không?
- GV thông báo: Hình 13.1, lực kéo của con bò thực hiện công cơ học.
- Hình 13.2, người lực sĩ không thực hiện công.
- GV: Yêu cầu các nhóm đọc, thảo luận C1, C2 và cử đại diện trả lời trong 2 phút.
1. Nhận xét:
- HS quan sát tranh và đọc nội dung nhận xét trong SGK.
- HS thực hiện lệnh C1, C2, trả lời và ghi kết quả.
2. Kết luận: HS ghi kết luận vào vở.
I. Khi nào có công cơ học? học?
1. Nhận xét
2. Kết luận :
Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố:
* Lực tác dụng vào vật * QĐ vật chuyển dịch
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về công cơ học (10 phút)
- GV: Nêu lần lượt C3, C4 cho HS ở mỗi nhóm thảo luận câu trả lời (Đúng hoặc sai)
- GV xác định câu trả lời đúng: C3: a, c, d.
C4: Lực kéo của đầu tàu hỏa Lực hút của trái đất
Lực kéo của người công nhân.
GV chuyển ý: Công cơ học được tính như thế nào?
3. Vận dụng: HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trả lời C3, C4.
3. Vận dụng: (SGK) C3: a,c,d
C4:
a/ Trọng lực của qủa bưởi b/ Lực kéo đầu tàu hỏa c/ lực kéo của người
Hoạt động 4: GV thông báo kiến thức mới: Công thức tính công (5 phút) TH]. Công thức tính công cơ học:
A = F.s; trong đó: A là công của lực F; F là lực tác dụng vào vật; s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực.
Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J 1J = 1N.1m = 1Nm - GV thông báo công thức tính công A,
giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công. Nhấn mạnh điều kiện để có công cơ học.
- GV chuyển ý và nhấn mạnh phần chú ý:
A = F.S được sử dụng khi vật chuyển dời theo phương của lực tác dụng vào vật.
+ Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực, công thức tính công sẽ học ở lớp trên.
+ Vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.
1. Công thức tính công cơ
học:
- HS ghi: Khi có một lực F tác dụng vào vật làm vật chuyển dời một quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F:
A = F . s
A (J), F (N), s (m)