- C10: để tăng hấp thụ các tia nhiệt. - C11: để giảm hấp thụ các tia nhiệt. - C12: hình thức truyền nhiệt chủ yếu: + Chất rắn: dẫn nhiệt + Chất lỏng và chất khí: đối lưu.
+ Chân không: bức xạ nhiệt
Nội dung GDBVMT:
- Sống và làm việc lâu trong phòng kính không có đối lưu không khí sẽ gây cảm giác oi bức khó chịu.
Biện pháp GDBVMT: tại các nước lạnh vào mùa đông có thể sử dụng các tia nhiệt mặt trời để sởi ấm bằng cách tạo nhiều cửa kính.
+ Ở các nước có thời tiết nóng nên làm nhà có cửa kính ngăn nhiệt. Trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
Củng cố, dặn dò:
- Định nghĩa đối lưu và bức xạ nhiệt? - Đối lưu xảy ra chủ yếu ở chất nào?
-Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở môi trường nào? Tại sao? - Về nhà học bài theo phần ghi nhớ, làm bài tập trong SBT.
Tuần: 29 Ngày soạn: Tiết: 28 Bài 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG Ngày giảng: I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết: nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, nhiệt độ và chất làm vật. Biết bảng nhiệt dung riêng của một số chất.
Hiểu được công thức tính nhiệt lượng và các đại lượng trong công thức. Xác định nhiệt lượng cần phải đo những dụng cụ nào.
Vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải bài tập C9, C10.
2. Kỹ năng: mô tả thí nghiệm và xử lí kết quả ở bảng ghi thí nghiệm. Vận dụng công thức tính nhiệt lượng.
3. Thái độ tích cực hợp tác khi hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Các tranh vẽ H.24.1,24.2,24.3. Bảng kết quả các thí nghiệm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn đinh: 2. Bài cũ: 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
-Vật thu nhiệt lượng vào sẽ nóng lên, khi đó nó phụ thhuộc vàonhững yếu tố nào?