Giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 103)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

2 quy hoạch khu dân cư 0,00 0,000 0,

4.3.2 Giải pháp chủ yếu

4.3.2.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu quan trọng của việc huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn là nhằm thúc đẩy nền sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Mặt khác còn đóng góp làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp cho

đô thị hóa nông thôn diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc huy

động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Kim Bảng bên cạnh những tác động tích cực còn có những mặt chưa được như còn đầu tư dàn trải, manh mún, việc đầu tư

còn có tư tưởng hỏng đâu làm đó, không có quy hoạch một cách thống nhất. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, huyện Kim Bảng cần thực hiện đúng quy hoạch phát triển của huyện theo chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 đã được phê duyệt, trong đó có quy hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng, có kế

hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể, xếp thứ tự ưu tiên để huy động nguồn lực có hiệu quả. Đây chính là giải pháp để việc huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ

tầng theo đúng hướng, đúng quỹđạo.

4.3.2.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự “vào cuộc” của Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể chính trị-xã hội; tạo sựđồng thuận cao trong nhân dân.

Làm tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp trong huyện nhằm nâng cao nhận thức về vị

trí, vai trò và tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là việc xây dựng các công trình thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của đời sống và phát triển sản xuất nhằm tạo sựđồng thuận cao của cả cộng đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới; trước hết phải gắn với lợi ích của người dân và các tổ chức đoàn thể, thực hiện một cách có hiệu quả chủ trương dân chủ cấp cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 30 CT/TW ngày 12/8/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở. Lãnh đạo thực hiện chương trình nông cao chất lượng các chi hộ, chi đoàn ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới. Vận động và tạo

điều kiện cho cán bộ hội viên các đoàn thểđược thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp, có điều kiện tiếp cận với các sách, báo, các phương tiện truyền thông,… Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của cán bộ hội viên, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trò của mình với gia đình và xã hội. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân, thế hệ trẻ tham gia chương trình bằng hình thức, qua các kênh thông tin khác nhau: Phát thanh, truyền hình, tờ rơi, pano, băng rôn,... hoặc sự lồng ghép các nội dung trong sinh hoạt câu lạc bộ của các tổ chức đoàn thể.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý sử dụng” để huy động mọi nguồn lực nhất là sựđóng góp của nhân dân trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ

tầng. Các công trình có sự tham gia đóng góp của nhân dân cần bàn bạc dân chủ, xây dựng dự án và nguồn vốn cần huy động, trên cơ sởđó triển khai thực hiện có tính khả thi, hạn chế tình trạng nợ xây dựng vốn xây dựng cơ sở hạ

tầng do huy động nguồn lực của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế ởđịa phương trong những năm qua.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn lớn nhất hiện nay đầu tư

vào cơ sở hạ tầng ởđịa phương, do đó đây là nguồn vốn có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng địa phương. Vì vậy trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

thời gian tới huyện Kim Bảng cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thu hút nguồn vốn này. Trong quy hoạch kế hoạch chỉ rõ tính cần thiết, xác định đâu là dự án trọng tâm, các hạng mục cần phải ưu tiên, đầu tư trước. Từ đó xác

định được rõ nhất nguồn vốn và thực hiện đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể. - Tập trung sự lãnh đạo đồng bộ, nhất quán của cấp ủy Đảng, Chính quyền từ huyện đến cơ sở; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13 ngày 21/8/2013 của UBND tỉnh Hà Nam. Có bước đi và lộ trình cụ thể trong việc đầu tư xây dựng, không đầu tư dàn trải, đầu tư những công trình chưa phát huy ngay

được hiệu quả sử dụng, chỉ thi công xây dựng những công trình khi đã xác

định được rõ nguồn vốn và có chủ trương của ủy ban nhân dân huyện.

- Tất cả các công trình sau khi được bàn giao đưa vào sử dụng phải có chủ thể quản lý phù hợp, thường xuyên thực hiện công tác duy tu, bảo trì định kỳđể nâng cao tuổi thọ công trình.

- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức tổng kết xây dựng cơ sở hạ tầng cấp huyện và ở các xã, thị trấn hàng năm nhằm công khai, minh bạch trong công tác đầu tư, sử dụng nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng; công khai tài chính đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và các tổ chức khác.

4.3.2.3 Giải pháp về vốn

- Đối với nguồn hỗ trợđầu tư từ Trung ương: Vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ nguồn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của Trung ương. Tăng cường phối hợp triển khai các công trình đang đầu tư dở dang, bổ sung danh mục và bố trí vốn đầu tư đối với công trình mới từ các chương trình, dự án của Chính phủ. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư từ Trung

ương như các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

Huy động nguồn ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã và các nguồn vốn hợp pháp khác bằng các cơ chế chính sách với vai trò là nguồn vốn “kích cầu” để

hỗ trợ triển khai thực hiện.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách địa phương. Tập trung khai thácmọi nguồn thu, nhất là thu thường xuyên; xác định tỷ lệ vốn thu được từđấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất và nguồn vượt thu để thực hiện các nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hạn chế nợ công kéo dài. Triệt để tiết kiệm chi để có vốn đầu tư chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực hiện tốt Thông tư số 28/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

- Đối với nguồn vốn từ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Ở Kim Bảng, việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp phát còn rất hạn chế. Với những quy định hiện hành thì việc đầu tư

vào lĩnh vực này không mang lại hiệu quả kinh tế nên không thu hút được tư

nhân tham gia vào. Vậy để cải thiện tình hình cần có những chếđộưu đãi, thu hút đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Huy động nguồn đóng góp nhân dân bằng tiền của, vật chất, công lao

động thông qua phong trào “ nhà nước và nhân dân cùng làm”. Biện pháp này giúp giảm gánh nặng về ngân sách, đồng thời công trình được nhân dân tham gia giám sát, bảo vệ trong quá trình xây dựng và sử dụng. Để huy động cần có biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia và thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong thu chi, tạo lòng tin đối với nhân dân.

Ngoài ra cần huy động nguồn vốn dân cư thông qua hệ thống ngân hàng và phi ngân hàng. Huyện cần lập kế hoạch, chính xác có tính khả thi và có khả năng thu hồi vốn hoặc trả nợ cao để có thể dễ dàng vay được vốn ngân hàng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

Nội dung, hình thức huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư thực hiện theo Pháp lệnh dân chủ cơ sở và sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc, thiết bị, hiến đất…cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, Hội

đồng nhân dân xã thông qua. Đa dạng hóa các hình thức thu hút nguồn lực tham gia tự nguyện và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ

chức và cá nhân trong và ngoài nước. Thực hiện rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Nguồn thu từ đất: Đây là một nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu của

địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nếu không có giải pháp thu tốt sẽ dẫn đến nợ công cao, trong khi địa phương đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, vì vậy huyện Kim Bảng phải có biện pháp, giải pháp chỉ đạo tiếp tục rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở khu dân cư

tốt để thu hút việc tái định cư, tăng nguồn ngân sách. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, theo quy hoạch nông thôn mới

đã duyệt, tận dụng những vị trí xen kẹp trong các khu dân cư không phải đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để tăng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng .

Trong những năm tới, để huy động được các nguồn vốn trên bổ sung vào ngân sách, huyện cần có chính sách kinh tế thích hợp:

Xây dựng hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm thu hút mọi nguồn vốn

đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó nguồn vốn ngân sách đóng vai trò “dẫn đường, dọn đường, nền tảng” của mọi công cuộc đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; do đó phải tiết kiệm, bảo toàn, đề cao hiệu quả KT-XH của nguồn vốn theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

Xây dựng những dự án đầu tư với phương châm phát huy nội lực trong huy động vốn đầu tư trên cơ sở đa dạng hóa, khai thác sử dụng có quy hoạch, hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh, lao động…

Cải tiến chính sách tạo vốn: Trong điều kiện hiện nay, trước nhu cầu phải huy động một nguồn vốn khá lớn đểđảm bảo xây dựng hệ thống hạ tầng của huyện theo đúng hướng phát triển trong tương lai, thì giải pháp quan trọng để thực hiện thành công định hướng đã đề ra là phải huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc huy động vốn phải dưa trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn đầu tư, khả năng các nguồn vốn huy động của từng lĩnh vực, đảm bảo công tác kế hoạch hóa và điều hành công tác huy động vốn theo tháng, quý, trên cơ sở chỉ tiêu cần đáp ứng.

Vốn dân đóng góp bao gồm cả vốn tài chính và sức lao động. Huy động vốn của dân cư là huy động có tính lâu dài. Vì thế trong cơ chế huy động vốn của dân cư thì huyện Kim Bảng cần phải tạo điều kiện cho người dân có được thu nhập cao hơn, thông qua các chính sách kinh tế nông nghiệp đối với nông thôn như cho vay vốn với chính sách ưu đãi, chính sách thuế, trợ giá nông sản, sản xuất đa canh, sản xuất cây hàng hóa và phát triển ngành nghềở nông thôn …bởi mức sống của người dân còn nghèo nên lợi ích là điều họ quan tâm tới trước nhất, ảnh hưởng đến mức tham gia nguồn lực cho xây dựng cơ

sở hạ tầng.

Đối với các công trình lớn, huyện cần phải huy động vốn thông qua nhiều công cụ khác nhau, song các công cụ này phải đảm bảo lợi ích một cách hợp lý giữa các nhà đầu tư và người huy động vốn. Ngân sách nhà nước địa phương từ huyện đến cơ sở cần phải giành đầu tư cho sản xuất kinh doanh để

tăng tương ứng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác cần có cơ chế

chính sách để tận dụng và khai thác triệt để các nguồn thu để đầu tư cho cơ sở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

Huy động và sử dụng tốt nguồn vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ

tầng, Nguồn thu từ nguồn lực đất đai chủ yếu thể hiện qua chính sách thu tiền sử

dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí có liên quan. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từđất đai như việc đổi đất lấy hạ tầng, việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất góp phần huy động nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Để thực hiện tốt huyện Kim Bảng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tạo thuận lợi cho việc đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu ngân sách; đồng thời phát huy vùng đồi núi hiện nay chưa khai thác để

mở rộng khu du lịch sinh thái, nhằm thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh dịch vụ, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch tại khu du lịch của tỉnh tại thị

trấn Ba Sao ngày càng có hiệu quả, tăng thu ngân sách.

Phát triển vật liệu xây dựng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Đây là một thế mạnh của huyện Kim Bảng chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp khai thác chế biến đá, tuy nhiên việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương của các doanh nghiệp rất hạn chế, vì vậy huyện cần có các giải pháp phù hợp để thu hút nguồn lực này chỉ đạo các đoàn thể chính trị xã hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận

động, tổ chức các hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp trên địa bàn,

đồng thời xây dựng kế hoạch huy động đối với các loại cơ sở hạ tầng cho phù hợp, tranh thủ nguồn lực của doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong những năm tới, việc mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện là một yêu cầu cấp thiết. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng góp phần không nhỏ trong việc thực hiện huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Tóm lại, huyện Kim Bảng cần phải cải tiến cơ chế huy động vốn, coi nguồn vốn ngân sách nhà nước là cơ bản, nguồn vốn đóng góp của dân là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

quan trọng. Trong cơ chế huy động vốn cần phải đa dạng hóa các công cụ huy

động, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Giải pháp về sử dụng vốn: Điều kiện nhu cầu vốn đầu tư lớn, trong khi

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)