II. Một số chỉ tiêu bình quân
2 quy hoạch khu dân cư 0,00 0,000 0,
4.2.1 Ảnh hưởng của công tác tổ chức thực hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83
Mặc dù Kim Bảng đã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2010-2020, có quy hoạch cụ thể cho mạng lưới kết cấu hạ tầng song việc bố trí công trình còn dàn trải, chưa tập trung. Các công trình xây dựng nông thôn mới (theo Quyết định 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) cần xây dựng nhiều, trong khi đó nguồn lực đầu tư hạn hẹp dẫn đến phát sinh nợ lớn và kéo dài; vì vậy ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Có địa phương còn tư tưởng hỏng đâu, sửa đó nên chưa có chính sách đồng bộđể thu hút nguồn vốn đầu tư.
Lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn
đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện dài trong khi đó ngân sách của huyện lại eo hẹp. Việc huy động nguồn vốn từđấu giá đất gặp khó khăn, do nền kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản trầm lắng, giá đất xuống thấp, không có người tham gia để đấu giá, một số cuộc đấu giá xong nhưng người trúng thầu không nộp tiền... dẫn đến không có nguồn kinh phí để thanh toán cho khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành; đến nay việc đầu tư chủ yếu huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp trên chiếm tỷ lệ chủ yếu, các nguồn vốn khác như huy
động từ nguồn vốn trong dân mặc dù đã có kết quả song chưa khai thác hết nguồn lực sẵn có. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa được thu hút vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng nông thôn. Chưa có giải pháp tích cực thu hút mạnh mẽ
nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, các tổ chức khác, con em xa quê hương tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ởđịa phương.
Hộp 4.2 “Có” hay “không” tham gia xây dựng CSHT ởđịa phương
Gia đình tôi đã tham gia đóng góp các công trình ởđịa phương đang thực hiện như đường giao thông thôn xóm, đường ra đồng, nhà văn hóa xóm, hệ thống rãnh nước thải dân cư. Hình thức đóng góp bằng tiền và công lao động thông qua các phong trào do xã phát động và các công trình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84
dân bàn, xã quyết định. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đóng góp với mong muốn hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đi lại của nhân dân được thuận tiện, nông thôn ngày càng đổi mới và địa phương sẽ có các dịch vụ mở rộng, kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, 48 tuổi, người dân Xã Thi Sơn Kim Bảng chưa có biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút các nguồn vốn cho các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình có nguồn vốn lớn, tập trung huy động nguồn vốn ngân sách cấp trên, các tổ chức khác.