Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 56)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

3.2.3Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu.

3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu.

Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau. Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel để tổng hợp và hệ thống hóa những tiêu thức cần thiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.

3.2.3.2 Phương pháp chuyên gia

Tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ các cán bộ chuyên môn, cán bộ chuyên trách, những người am hiểu về xây dựng cơ sở hạ tầng tại huyện Kim Bảng. Cụ thể là cán bộ các phòng chuyên môn, Ban chỉ đạo và Ban điều phối xây dựng nông thôn mới của huyện, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Kinh tế- Hạ tầng và Phòng Nông nghiệp huyện, Lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn,... Đồng thời tham khảo ý kiến hướng dẫn về chuyên môn trong quá trình tiến hành nghiên cứu từ phía các thầy cô giáo tại trường.

3.2.3.3 Phương pháp thống kê mô tả.

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ

tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thông qua so sánh thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, thông qua các số liệu thứ cấp tiến hành thống kê và mô tả lại đời sống của người dân, tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập, … của các hộ gia đình, thống kê về hiện trạng đất đai, dân số, lao động,… của người dân trên địa bàn huyện, thống kê huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

3.2.3.4 Phương pháp so sánh

- So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Từ đó thấy được hiệu quả của việc huy động nguồn lực.

- So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Ngoài ra, trong quá trình phân tích chúng tôi đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia (PME), phương pháp này được thực hiện từ một số chỉ tiêu thể hiện mức độ tham gia của cộng đồng, bằng cách dựa vào một trong bốn khả năng: Đặc trưng công việc, giai đoạn của quá trình tham gia, bố trí nguồn tài chính, khu vực ảnh hưởng.

3.2.3.5 Vận dụng phân tích ma trận SWOT

Sử dụng ma trận SWOT (ma trận phân tích): Giúp ta xác định các điểm mạnh, điểm yếu tiềm ẩn trong nội bộ của một hoạt động hoặc một tổ chức. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại người dân), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xác định các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương trong thời gian tới.

Bảng 3. 4 Ma trận SWOT

Nội dung O - Cơ hội T- Thách thức S - Mặt mạnh O - S S - T

W - Mặt yếu O - W T - W

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 56)