Kim Bảng gần các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, điều kiện giao thông thuận tiện, có lợi thế lớn để phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
3.1.2.1 Tình hình đất đai
Kim Bảng thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, có tổng diện tích tự nhiên là 18.662,62 ha, được phân bổ cho những mục đích sử dụng đất khác nhau, bao gồm: vùng đồi núi, nửa đồi núi và đồng chiêm trũng. Toàn bộ vùng rừng núi hình thành một vòng cung chắn phía tây và tây nam huyện. Trên địa bàn có nhiều nhà máy xi măng đang hoạt động như Nhà máy xi măng Bút Sơn, Xi măng X77, Xi măng nội thương. Kim Bảng còn có than bùn, đất sét trắng... rất thuận lợi cho việc sản xuất vật liệu xây dựng. Tình hình đất đai của huyện Kim Bảng qua 3 năm được thể hiện qua bảng 3.1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Kim Bảng qua 3 năm (2011-2013)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 12/11 13/12 BQ A.Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 18662,62 100,00 18662,62 100 18662,62 100 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp Ha 12322,16 66,03 12127,98 64,99 11992,20 64,26 98,42 98,88 98,65 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp Ha 6565,33 53,28 6470,52 53,35 6425,27 53,58 98,56 99,3 98,93 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm Ha 6187,70 94,25 6102,77 94,32 6060,86 94,33 98,63 99,31 98,97 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm Ha 337,63 5,14 367,75 5,68 364,41 5,67 108,92 99,09 103,89 1.2 Đất lâm nghiệp Ha 5013,78 40,69 4970,74 40,99 4894,29 40,81 99,14 98,46 98,81 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 735,95 5,97 679,62 5,6 665,54 5,55 92,35 97,93 95,09 1.4 Đất nông nghiệp khác Ha 7,10 0,06 7,10 0,06 7,10 0,06 100 100 100 II. Đất phi nông nghiệp Ha 5432,42 29,11 5639,04 46,5 5774,90 48,16 103,80 102,41 103,10 Trong đó: Đất ở Ha 728,34 13,41 771,92 13,69 748,1 12,95 105,98 96,91 101,35 III. Đất chưa sử dụng Ha 908,04 4,87 895,6 4,8 895,52 4,80 98,63 99,99 99,31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
Vùng đồng bằng ở phía đông và phía bắc huyện, nằm phía Tả ngạn sông
Đáy; địa hình không bằng phẳng, độ cao chênh nhau trong từng cánh đồng, xứ đồng tạo thành nhiều khu ngập nước.
Là huyện nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất; Vài năm trở lại đây, Kim Bảng đã tập trung đầu tư xây dựng bốn khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khu du lịch Tam chúc (Ba Sao), do đó một phần diện tích đất nông nghiệp đã chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác; vì vậy diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp đều giảm.
Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp là 12.322,16 ha thì đến năm 2013 diện tích đất nông nghiệp giảm còn 11992,2 ha, chiếm 64,26% tổng diện tích
đất tự nhiên; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 chiếm 53,58% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 40,81%; Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện trong 3 năm qua có xu hướng tăng do một phần đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác phục vụ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Với quá trình đô thị
hóa cùng với dân số tăng qua các năm, diện tích đất ở tăng từ 728,34 ha năm 2011 lên 784,1 ha năm 2013.
Thực hiện Nghị quyết 89/NQ-CP, ngày 23/7/2013 của Chính phủ về việc
điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính Thành phố Phủ Lý và thành lập các phường thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; Huyện Kim Bảng điều chỉnh 1090,90 ha diện tích tự nhiên về thành phố Phủ Lý quản lý; Từ ngày 01/10/2013, huyện Kim Bảng còn lại 17571,72 ha diện tích tự nhiên.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số và lao động của huyện Kim Bảng từ năm 2011-2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bảng qua 3 năm (2011 - 2013)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)