Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
2.2.2.1 Kinh nghiệm của huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
Cát Tiên là huyện vùng sâu, vùng xa lại thuần nông với cây trồng chính là lúa nước nên thu nhập của nhân dân Cát Tiên không cao so với nông dân các huyện trồng rau, hoa hoặc trồng cây công nghiệp dài ngày, mặc dù số hộ diện nghèo hiện đang ngày càng giảm. Để triển khai có kết quả cao Chương trình Xây dựng nông thôn mới, ngay từđầu năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy và UBND, tất cả 11/11 xã của huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới.
Từđầu năm 2010 tới cuối tháng 4/2013 vừa qua, tổng nguồn vốn mà Cát Tiên huy động được để đầu tư vào Chương trình Xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn là 1.012,8 tỷđồng, và số vốn huy động được năm sau đã luôn cao hơn năm trước. Cụ thể: trong năm 2010, đã huy động được 150,4 tỷđồng, năm 2011 huy động được 259,7 tỷ đồng, năm 2012 huy động 351,15 tỷ đồng và 4 tháng
đầu năm 2013 đã huy động được trên thực tế 251,5 tỷ. Đặc biệt, trong tổng số
812,2 tỷđồng vốn huy động được thời gian qua chỉ có khoảng 11,4 tỷ đồng là vốn của Chương trình Xây dựng nông thôn mới, vốn nhân dân đóng góp khoảng 8,8 tỷđồng còn lại là vốn lồng ghép (384,41 tỷđồng) từ các chương trình và dự
án khác đang đầu tư trên cùng địa bàn và vốn tín dụng (609 tỷđồng). Với nguồn vốn huy động, địa phương đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH phục vụ
xây dựng nông thôn mới gồm có 2 công trình chứa nước (hồ Bê Đê và hồ Tư
Nghĩa), kiên cố hóa 6,45 km kênh mương nội đồng; đưa điện lưới quốc gia tới 9.417 hộ dân - đạt 97% tổng số hộ và tăng trên 3% so với năm 2010; đầu tư thi công 49 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 27,2 km; xây dựng 2 chợ cụm xã và chợ nông thôn tại các xã Tiên Hoàng, Nam Ninh, Phù Mỹ, Phước Cát 2, Đức Phổ; đầu tư xây mới 7 trường học và kiên cố hóa từng bước cho khoảng 200 phòng học các cấp; hầu hết các xã, thôn đều đã có cơ sở y tế và các thiết chế văn hóa - thể thao. Hiện nay trên 80% dân số nông thôn của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
huyện Cát Tiên đã được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 70% số thôn đạt chuẩn thôn buôn văn hóa, 85% số hộđạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Mặt mạnh của huyện Cát Tiên là đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp dân cư về xây dựng nông thôn mới, nên nhân dân đã coi xây dựng nông thôn mới là quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình, từ đó đã tích cực tham gia việc đóng góp công sức, tiền của, đất đai để
cùng chính quyền địa phương đầu tư thi công các công trình hạ tầng phục vụ
phát triển KT-XH theo phương châm “Nhân dân làm công trình, nhà nước hỗ trợ vật tư” và tựđầu tư xây mới - chỉnh trang nhà cửa, đầu tư phát triển sản xuất.
2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Trong năm 2012, tổng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn tại các xã của tỉnh Quảng Ninh gần 1.100 tỷ đồng, số xã có tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới tăng thêm 17 xã; số xã có tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa tăng thêm 8 xã; số xã có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh tăng thêm 12 xã, số xã tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 10 xã… Riêng đối với hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang triển khai được 201 công trình, với tổng số trên 70 km. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, có chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều hơn sự
tham gia của người dân và cộng đồng, hình thành các phong trào ở khu dân cư
về xây dựng đường giao thông nông thôn, đường nội đồng... Việc bố trí lồng ghép các nguồn lực để đầu tư hạ tầng khu vực nông thôn được các địa phương thực hiện khá linh hoạt cộng với các chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ xi măng, huy động nguồn lực từ bên ngoài, hỗ trợ vật tư, máy móc, thiết bị, cho phép doanh nghiệp ứng vốn làm trước, không tính lãi...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
Trong 3 năm (2011-2013), tổng nguồn vốn huy động xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn của xã đạt 41,42 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp 6,7 tỷ đồng (chiếm 16,2%), nguồn vốn của Trung ương đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới cùng ngân sách xã là 11,97 tỷ đồng (chiếm 28,8%), các nguồn vốn khác là 22,75 tỷ đồng (chiếm 55%). Khó khăn lớn nhất của xã khi xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đó là nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, xã đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp để tăng nguồn thu cho ngân sách xã, đồng thời kêu gọi các nguồn lực xã hội hoá, nguồn xây dựng các công trình. Xây dựng quy chế rõ ràng, công khai minh bạch các nguồn vốn đầu tư xây dựng, phân cấp xây dựng và quản lý các hạng mục công trình theo từng thôn, xóm. Chất lượng công trình ở thôn, xóm
được đảm bảo dưới sự giám sát chặt chẽ của đơn vị tư vấn, ban giám sát cộng
đồng, đại diện thanh tra nhân dân và đại diện các đoàn thể chính trị xã hội.
Đến nay, hầu hết các tuyến đường nội đồng đã được bê tông hoá đạt tiêu chuẩn mặt rộng 2 m, nền đường rộng từ 4 - 6 m. Năm 2013, xã đã “bê tông hoá”
được 800 m đường trục xã với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Các tuyến đường liên thôn đã được bê tông hoá 6,3/6,9 km, đường rộng từ 4 - 6 m. Hơn 90%
đường dong ngõ xóm được bê tông hoá, có hệ thống cống thoát nước đồng bộ, phấn đấu đến hết năm 2014 sẽ bê tông hoá 100% các tuyến đường trục xã,
đường trục thôn, xóm và giao thông nội đồng; đưa vào sử dụng công trình nhà máy nước sạch công suất 2.000m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng,
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của 2 xã Hải An, Hải Toàn, bãi xử lý rác thải mới rộng 1ha của xã đảm bảo tập kết, chôn lấp toàn bộ rác thải trên địa bàn. Khánh thành công trình trạm y tế xã với tổng mức đầu tư xây dựng 2,8 tỷđồng, Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai đồng bộ, trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; có 3 trường học đạt chuẩn quốc gia cấp độ I. Trong 3 năm qua, xã đã xây dựng mới 9/12 nhà văn hóa ở các thôn, xóm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Kim Bảng nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Nam, vị trí địa lý vào khoảng 2003 vĩ độ bắc và 105030 kinh độđông; Phía bắc giáp huyện Ứng Hoà, Thành phố Hà Nội; Phía nam giáp huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; Phía đông giáp huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; Phía tây giáp huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Huyện Kim Bảng nằm gần trục quốc lộ 1A ở phía Đông và vùng du lịch nổi tiếng Chùa Hương của Thành phố Hà Nội ở phía Tây. Từđông sang tây được nối liền bởi sông Đáy và có các trục 21A, 21B, tỉnh lộ 793, 798 (đường Mỹ Kim). Từ bắc xuống nam được nối bởi sông Nhuệ, tỉnh lộ 797 (đường Biên Hoà) và các tuyến
đường liên huyện, liên xã. Kim Bảng có vị trí rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
3.1.1.2 Địa hình, khí hậu và chếđộ thủy văn
- Đặc điểm địa hình: Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng
đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình rất đa dạng. Phía bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, mỏ sét.
- Điều kiện khí hậu: Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, huyện Kim Bảng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt
độ trung bình năm là 230C, thấp nhất vào tháng 1 là 160C, cao nhất vào tháng 7 là 290 C. Lượng mưa trung bình trong năm 1825 mm, thấp nhất là 978 mm và cao nhất là 2754 mm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
- Chếđộ thủy văn: Trên địa bàn huyện có hai con sông chính chảy qua là sông Đáy và sông Nhuệ. Sông Đáy là một phần dòng tự nhiên của sông Hồng, sông Đáy chảy theo hướng tây bắc - đông nam, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 29,5km; chiều rộng trung bình từ 100 đến 120m; vừa đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất, vừa là tuyến giao thông quan trọng của huyện.
Sông Nhuệ có cửa từ sông Hồng tại cống Liên Mạc (Hà Nội) chảy vào Kim Bảng theo hướng từ bắc xuống nam. Đoạn sông qua huyện có chiều dài 10 km thuộc địa phận phía đông của hai xã Nhật Tựu và Hoàng Tây. Đây là con sông nằm trong hệ thống thuỷ nông, nông giang sông Nhuệ nên chủ yếu để tưới tiêu và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra huyện còn hai con sông nhỏ khác là sông Ngăm và sông Bùi chủ yếu phục vụ tưới tiêu trong nội huyện.