Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 48)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thực hiện chủ trương, đường lối Đảng, chính sách của Nhà nước về

phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm qua Kim Bảng đã có những chuyển biến tích cực cả mặt kinh tế và xã hội; đời sống của người dân trên địa bàn huyện cũng được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, do đó nhu cầu về ăn, mặc, ở, giải trí… của người dân ngày một đa dạng và phong phú. Tuy nhiên hiện nay, người dân huyện Kim Bảng cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do chất thải được thải ra từ các khu công nghiệp, làng nghề; hệ

thống cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng với nhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Mặc dù Kim Bảng có diện tích tự nhiên không lớn nhưng được chia thành 19 đơn vị hành chính, do đó chúng tôi tiến hành chọn 03 xã thị trấn để

làm điểm nghiên cứu phục vụ cho đề tài luận văn, bao gồm: Thị trấn Quế, Thi Sơn và xã Lê Hồ, là 3 xã, thị trấn có địa hình đặc trưng cho các vùng của huyện Kim Bảng, đều có đường Quốc lộ chạy qua, đây chính là điều kiện thuận lợi để các địa phương có thể giao lưu văn hóa, xã hội, thị trường với các vùng lân cận như Thành phố Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình. Hiện nay, tại 3

địa phương này đều đang có sự tập trung chỉ đạo huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Xã Thi Sơn và xã Lê Hồđược chọn là xã nông thôn mới của huyện, tỉnh đến 2015.

Thị trấn Quế là trung tâm hành chính, kinh tế của huyện Kim Bảng; Nơi

đặt trụ sở các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể của huyện, tập trung lực lượng dân cư đông, với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Về địa lý, Thị trấn Quế nằm bên bờ Bắc sông Đáy, nơi tiếp giáp của các xã đồng bằng với các xã miền núi, nơi giao nhau của 2 trục quốc lộ 21A ( Từ thị xã Sơn Tây Hà Nội, qua Hòa Bình, Hà Nam) và 21B ( từ Ba La -Thành phố Hà Nội đến tỉnh Hà Nam). Nhìn chung, mức sống của người dân tại Thị trấn Quế cao hơn so với người dân ở các xã khác trên địa bàn huyện. Việc tiến hành điều tra 30 hộ trên địa bàn Thị trấn nhằm tìm hiểu sự huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương; đồng thời nghiên cứu khả năng huy động nguồn lực trong tương lai của các hộ gia đình tại Thị trấn Quế.

Thi Sơn là 1 trong 7 xã miền núi của huyện Kim Bảng, với diện tích tự

nhiên 707,2ha, trong đó diện tích canh tác là 425ha, dân số trên 8000 khẩu với 2.456 hộ gia đình được chia thành 2 thôn với 16 xóm. Tổng số lao động trong độ

tuổi 2.600 lao động, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 29,8%; lao động trong lĩnh vực CN-TTCN chiếm 37%; lao động dịch vụ là 33%; lao động các ngành nghề khác chiếm 0,2%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Trong những năm gần đây, xã Thi Sơn đã có bước phát triển khá toàn diện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, cơ cấu kinh tếđã có sự chuyển đổi, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và xã hội như: trường học, đường giao thông, trạm y tế, trụ sở ủy ban nhân dân đã được chỉnh trang xây dựng. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, văn hoá xã hội phát triển, an ninh - quốc phòng được củng cố và giữ vững, hệ thống chính trị

vững mạnh luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao.

Tổng số km đường giao thông trong toàn xã là 42,297 km, trong đó đường liên xóm 6,173 km, đường trục thôn xóm 1,015 km đã được bê tông hoá 100%;

Đường dong ngõ xóm chiều dài là 19.609 km đã được bê tông hoá. Đường trục chính nội đồng tổng chiều dài 9,8 km đã được giải đá cấp phối mặt đường rộng từ

3 - 4 m và được bê tông hoá 3 km.

Sau khi có chủ trương của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn cho các xã xây dựng nông thôn mới, ủy ban nhân dân xã đã triển khai ra nghị quyết lãnh đạo, chỉđạo với tinh thần đường trục xã, đường liên xóm do ngân sách xã và Tỉnh hỗ trợđể thi công, tiếp nhận, sử dụng 2.024,650 tấn xi măng làm được 10.461 m dài với 163 dong ngõ, trong đó đường trục xã là 1,5 km, đường thôn xóm 8,9 km làm mới. Xây dựng đề án thi công làm rãnh thoát nước đã có cấp trên hỗ trợ với tinh thần nguồn ngân sách xã 20%, huyện ủng hộ 30%, nhân dân đóng góp 50% tổng mức đầu tư xây dựng, toàn xã

đã thi công được 8,4 km rãnh thoát nước và có hơn 7 km rãnh thoát nước có tấm

đan đậy đảm bảo công tác vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm. Đặc biệt đã vận động 12 hộ dân hiến 319m2đất thổ cưđể làm đường giao thông nông thôn và 2.600m2đất thổ canh để mở rộng đường trục chính nội đồng. Bên cạnh đó kêu gọi các công ty ủng hộ vật tư như: đá 1x2 là 200m3.

Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng với yêu cầu sản xuất và dân sinh; ủy ban nhân dân xã đã tiếp nhận và sử dụng 118 tấn xi măng hỗ trợ của tỉnh năm 2009

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

kiên cố hoá được 3,5 km, đến năm 2013 đã kiên cố hoá 3,8km, còn 12,5 km chưa

được kiên cố hoá, song việc lấy nước tiêu, nước tưới rất thuận tiện cho sản xuất. Hệ thống điện giao cho ngành điện quản lý đầu năm 2009, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cung cấp điện an toàn cho người dân. Đến nay số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn đạt 100%.

Xã đã xây mới 15 phòng học trường Mầm non, 6 phòng học trường Tiểu học, 1 nhà tập đa năng trường trung học cơ sở. Đến nay cả 3 cấp học đã đạt chuẩn giai đoạn 2010 - 2020, trường Mần non đạt chuẩn mức độ 2.

Tổng số nhà văn hoá là 17 nhà, trong đó có 1 nhà văn hoá trung tâm xã

được xây dựng với diện tích 350m2 đã đạt chuẩn có 350 chỗ ngồi, 2 phòng chức năng; 16 nhà văn hoá các xóm đã xây dựng đạt chuẩn theo quy định của Bộ văn hoá - thể thao – du lịch, có khu thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá văn nghệ và tập thể thao của người dân. Đầu tư xây dựng 1 sân thể thao nhà văn hoá xã, cải tạo nâng cấp 2 sân bóng đá khu I và khu III với diện tích 3.500m2.

Năm 2010, ủy ban nhân dân xã đã được cấp trên hỗ trợ lên đầu tư xây dựng chợ trung tâm xã với diện tích 2.200 m2 và được công nhận đạt chuẩn

Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch đến từng hộ gia đình do nhà máy nước Thanh Sơn cung cấp, 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, có 70 % số

hộ có đủ 3 công trình đạt chuẩn; có 96% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường. Đầu năm 2013 xã được cấp trên xây dựng 2 hố rác trung chuyển ở 2 khu vực, tổ thu gom của 16/16 xóm hàng tuần vận chuyển vào bãi rác trung chuyển của xã để chuyển về vị trí xử lý theo quy định.

Lê Hồ là xã nằm ở phía tây bắc của huyện Kim Bảng, tên xã được lấy từ tên chiến sĩ cộng sản Lê Hồ - một người được sinh ra tại đây. Xã Lê Hồ

cách Hà Nội khoảng 60 km, phía đông giáp xã Đại Cương, xã Đồng Hoá, phía tây giáp xã Tượng Lĩnh, phía nam giáp xã Tân Sơn, phía bắc giáp xã Nguyễn Uý và xã Đại Cường (Hà Tây cũ nay là Thành phố Hà Nội). Nằm trên đường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

quốc lộ 60B nên xã Lê Hồ có vị trí giao thông rất quan trọng. Người dân nơi

đây chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập của người dân được cải thiện nhờ có nghề phụ làm mây tre đan, thêu ren.

Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới, Lê Hồ đã tập trung huy động mọi nguồn vốn để đầu tư

xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo dân chủ, công khai theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; sửa chữa, nâng cấp trạm y tế xã, nghĩa trang lịêt sỹ, trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học B, trường Mầm non, một số tuyến giao thông thôn xóm và hệ thống cống rãnh thoát nước thải ở

thôn xóm; xây dựng khuôn viên trụ sở làm việc của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, xây dựng 11 nhà văn hoá thôn xóm. Phấn đấu đến năm 2014, xã Lê Hồ trở thành xã nông thôn mới. Do đó, chúng tôi tiến hành điều tra tại xã Lê Hồ với mục đích tìm hiểu việc huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại địa phương, nhu cầu và khả năng huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn..

Công Ty KTCTTL huyện Kim Bảng là một doanh nghiệp chịu sự lãnh

đạo, chỉ đạo trực tiếp của ủy ban nhân dân Huyện, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam. Công ty hiện đang hoạt động với chức năng cơ

bản là quản lý khai thác hệ thống thuỷ nông và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện. Công ty chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của

Ủy ban nhân dân huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam. Công ty hiện đang hoạt động với chức năng cơ bản là quản lý khai thác hệ thống thuỷ nông và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện với tổng diện tích là 16.484,04 ha. Trong đó, diện tích cây lúa là 10.366,44 ha; Diện tích cây màu, cây mạ 1.500,74 ha; Diện tích cây vụ đông là 3.637,66 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản là 979,20 ha. Ngoài ra còn cung cấp nước phục vụ đời sống dân sinh cho 13 vạn dân trong huyện. Việc nâng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

cấp hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đã góp phần bảo vệ sản xuất 3 vụ

trên địa bàn huyện, nâng cao mức sống của nhân dân.

Công ty Cổ phần khoáng sản Fecon là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Kim Bảng, được thành lập từ tháng 9/2007. Lao động chủ yếu ở địa phương và các vùng lân cận với số lượng là 217 người; Bình quân lương công nhân 5.300.000 đồng/người/tháng, thấp nhất là 2.160.000/người/tháng (năm 2013). Công ty là một doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã Thi Sơn của huyện Kim Bảng, là một xã đang có phong trào xây dựng nông thôn mới, cần có sự huy động nguồn lực xã hội rất lớn. Vì vậy, bên cạnh việc sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp ngày một lớn mạnh theo mô hình phát triển bền vững, doanh nghiệp có một nhiệm vụ quan trọng khác đó là ủng hộ nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ởđịa phương.

Việc tiến hành điều tra một số hộ tại ba xã, thị trấn và cán bộ, công nhân viên đại diện Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Fecon, Công Ty Khai thác công trình thủy lợi huyện với mục đích nghiên cứu khả năng huy

động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bảng, đồng thời tìm hiểu cũng như phân tích

được các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động nguồn lực ở các địa bàn nghiên cứu; từđó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng cho ba xã, thị trấn nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)