Tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là những nước có nền nông nghiệp phát triển nói chung hiện nay
đang theo xu hướng xã hội hoá vềđầu tư, khuyến khích ưu tiên cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp, điện lực, thông tin,…theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường là phát triển hàng hoá lớn chất lượng cao giá thành hạ.
Hiệu quả thấp của đầu tư công là một trong những yếu tố khiến tốc độ
tăng trưởng chậm hơn so với tiềm năng, từ thực tế hạn chếđó các nước châu Á có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đã thay đổi phương thức đầu tư, hình thức sở hữu các tài sản có nguồn gốc ngân sách nhà nước để huy động nhiều nguồn vốn khác nhau ngoài ngành nông nghiệp, từ mọi thành phần kinh tếđặc biệt là kinh tế tư nhân. Cơ cấu kinh tế hợp lý thì trong đó GDP nông nghiệp chiếm tỷ
trọng thấp và có xu hướng giảm, phát triển nông nghiệp có xu hướng chuyển sang phát triển nông nghiệp sinh thái lấy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ môi trường là chính.
Thực tế phát triển kinh tế thế giới trong vòng 2- 3 thập niên vừa qua đã chỉ rõ, tất cả các nước có nền kinh tế phát triển nhanh đều đề ra chủ trương phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đi trước một bước đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Có thể thấy rõ điều này qua tình hình thực hiện đầu tư và chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của một số nước như Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên và đặc điểm sản xuất nông nghiệp như nước ta.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc vẫn là một nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính, với khoảng 2/3 dân số
sống ở nông thôn. Nông dân sống trong cảnh nghèo nàn, an phận thủ thường, thiếu tinh thần trách nhiệm. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp, lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa
đất nước thoát khỏi đói, nghèo. Do vậy, cần có chính sách mới phải khơi dậy
được niềm tin, tính tích cực đối với việc phát triển nông thôn, khơi dậy tính độc lập, hăng say lao động của nông dân ở khu vực nông thôn và nâng cao vai trò của họ trong cuộc sống. Tổng thống Hàn Quốc phát biểu: “Nếu chúng ta có thể tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống. Chúng ta có thể gọi là phương hướng hành động của mô hình Saemaul Undong đó là lời tuyên ngôn của phong trào làng mới”. Như vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố
quan trọng nhất tạo động lực cho phát triển là “phát triển tinh thần của người nông dân”, lấy kích thích vật chất nhỏđể kích thích tinh thần, qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân.
Phong trào Làng mới (SU-Saemaul Udong) ra đời với 3 tiêu chí, đó là “Sự
cần cù, tự lực và hợp tác”. Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng.
Cấp được coi trọng nhất vẫn là cấp cơ sở, việc đầu tiên được tiến hành là bầu ra một tổ chức ở cấp cơ sở được gọi là “Uỷ ban Phát triển Làng mới”; Uỷ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
làng và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực thi các tiểu dự án phát triển nông thôn cho làng mình. Ngoài ra ở cấp tỉnh và cấp huyện, thị cũng được thành lập Uỷ ban này nhằm giúp, hướng dẫn, tư vấn mọi hoạt động cho Uỷ ban Phát triển làng mới và giúp họ trong vấn đề huy động vật lực. Khác với các nước khác, chương trình này do Tổng thống đứng ra trực tiếp lãnh đạo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ đứng đầu Uỷ ban điều phối Trung ương với 12 điều phối viên là các Bộ
trưởng của các bộ.
- Đội ngũ lãnh đạo thôn làm nòng cốt cho chương trình phát triển
Cuộc họp toàn dân mỗi làng bầu ra hai lãnh đạo, một nam và một nữđể
lãnh đạo cho phong trào của mình. Những người này độc lập với hệ thống chính trị, hành chính ở nông thôn và không được hưởng một khoản trợ cấp nào, nguồn tinh thần chính cho họ này là sự kính trọng của cộng đồng và sự vận động tinh thần kịp thời từ Chính phủ, những người lãnh đạo tinh thần này không bị một sức ép nào về chính trị hay ảnh hưởng về kinh tế, mà chỉ chịu sự phán xét của nông dân và được cộng đồng tin yêu.
- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn. Để giảm khoảng cách giữa dân thường và quan chức Chính phủ, cần gắn bó thực sự cán bộ nhà nước với nhân dân. Các quan chức Trung
ương được đưa về và sống cùng với nông dân, lãnh đạo các cấp chính quyền sống với lãnh đạo nông dân.
- Phát huy dân chủ, đưa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử
dụng trợ giúp của Chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợđể dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.
- Nét nổi bật trong phong trào “Làng mới” của Hàn Quốc là hàng năm có đánh giá hiệu quả tham gia chương trình một cách nghiêm túc, công khai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
Nơi nào thực hiện thành công từng giai đoạn của dự án mới được hỗ trợ
chương trình khác.
- Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp công, của; sự giúp đỡ và hỗ
trợ của Nhà nước được giảm dần khi quy mô của địa phương và sự tham gia của dân gia tăng. Nông dân chủđộng trong vấn đề ra quyết định thứ tựưu tiên trước, sau, họ tự quyết định các loại thiết kế, chỉ đạo thi công, xây lắp, nghiệm thu, giám sát công trình.
Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản
được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631 km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322 m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280 m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839 km đê, kè; xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến
đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào. Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.
Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau tám năm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Sau hơn 30 năm thực hiện phong trào “làng mới”, môi trường sống và cuộc sống vật chất của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể; sản xuất mang tính thương mại. Cái được lớn nhất là những người nông dân nghèo đói bắt đầu trở nên tự tin hơn, khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tích luỹ, tựđầu tư và nhờđó mà có khả năng tự phát triển.
Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn; trong đó quan tâm phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự
án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình.
Đầu tư phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để hạn chế
nguồn kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào “làng mới” Saemaul là một trong số những mô hình phát triển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nước ta.
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước
đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả
nước…Những thập kỷ cuối thế kỷ 20 đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn ở Thái Lan đã góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn hướng tới chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu nông sản của thế giới.
Trong 15 năm thực hiện đầu tưđa sở hữu (1990-2004) có 81 số dự án và 89% tổng vốn đầu tư các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có sự tham gia của các thành phần tư nhân trong nước, phần còn lại do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Nếu xét trên góc độ đầu tư tư nhân từ các thứ cấp có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến đầu tư phát triển CSHT trên 4 lĩnh vực đầu tư trên trên thì có đến 81 dự án với kinh phí cam kết là 25,745 triệu đô la từ 1990-2004.