5. Kết cấu đề tài
2.4.3. Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi
Trong nền kinh tế đầy biến động và mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, huy động vốn đang là vấn đề sống còn của các NHTM trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ các TCKT và dân cư, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng,..Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần vốn trong nền kinh tế. Để thấy được sự cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng, dưới đây là bảng so sánh về một mức lãi suất tiền gửi điển hình - lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trả lãi cuối kỳ bằng VNĐ và USD của một số ngân hàng.
Bảng 2.5: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trả lãi cuối kỳ bằng VNĐ của một số ngân hàng
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cập nhật ngày 28/3/2013
ĐVT: %/ năm
Kỳ hạn VCB BIDV Sacombank ACB MDB VAB
KKH 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 1 tuần 2.00 - - 2.00 2.00 2.00 2 tuần 2.00 - - 2.00 2.00 2.00 <12 tháng 7.50 7.50 7.50 7.30 7.50 7.50 12 tháng 9.50 9.50 9.50 9.50 10.30 10.00 13 tháng - - 10.00 9.80 - 9.50 15 tháng - - 9.50 - - 9.50 18 tháng - 9.0 9.50 - 8.50 9.50 24 tháng 9.50 9.0 9.50 10.20 8.50 9.50 36 tháng 9.50 9.0 9.50 9.50 8.50 9.50 48 tháng 9.50 - - - - 60 tháng 9.50 - - - -
Nguồn: Website ngân hàng VCB,BIDV,Sacombank,ACB,MDB,VAB
So sánh lãi suất huy động VNĐ của VAB với một số ngân hàng khác ta thấy sự khác biệt là không đáng kể, điều này cho thấy lãi suất tạm thời chưa phải là công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng cần đa dạng các mức lãi suất gắn liền với sự đa dạng các loại hình tiền gửi, phù hợp với nhu cầu huy động của ngân hàng và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. VAB áp dụng các mức lãi suất khác nhau đối với từng loại hình tiền gửi như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm hỗn hợp, tiền gửi có tham gia dự thưởng. Việc áp dụng các mức lãi suất đa dạng và linh hoạt như vậy là rất hợp lý, tùy thuộc vào tình chất của từng loại hình tiền gửi cũng như nhu cầu vốn tiền gửi của VAB trong từng thời kỳ, đồng thời giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi gửi tiền. Đó cũng là một trong những nhân tố góp phần thu hút khách hàng và gia tăng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng.
Chi phí huy động bao gồm chi phi lãi và các chi phí phi lãi như: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, chi phí
tiếp thị,… trong đó chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của PGD. Do đó, khi tổng hợp chi phí huy động tiền gửi, ngân hàng tổng hợp riêng chi phí trả lãi tiền gửi, các chi phí phi lãi có liên quan ngân hàng đem vào khoản mục chi phí khác.
Bảng 2.6: Chi phí trả lãi tiền gửi của VAB – CN Sài Gòn – PGD Bà Chiểu giai
đoạn 2010 - 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2012 2011/2012 ±Δ % ±Δ % TG của các TCKT và dân cư 115.467 167.817 282.142 +52.350 45% +114.325 68% Chi phí trả lãi TG 7.308 8.056 10.131 +748 10% +2.075 26% Tỷ suất chi phí lãi bình quân 6,3% 4,8% 3,6% -1.5% -24% -1.2% -25%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Việt Á – CN Sài Gòn – PGD Bà Chiểu
Với
Tỷ suất chi phí lãi bình quân =
Năm 2010, chi phí trả lãi tiền gửi là 7.308 triệu đồng trên tổng tiền gửi huy động là 115.467 triệu đồng. Ta có tỷ suất chi phí lãi bình quân là 6,3%. Tỷ suất này cho thấy để huy động được một đồng tiền gửi, PGD Bà Chiểu phải chi bình quân 0,063 đồng chi phí lãi.
Năm 2011 là năm có nhiều biến động ảnh hưởng đáng kể đến công tác huy động vốn và tỷ suất chi phí bình quân của ngân hàng. PGD Bà Chiểu với sự nỗ lực về nhiều mặt đã giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao của nguồn vốn tiền gửi. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư đặt 167.817 triệu đồng, tăng 45% so với năm 2010. Trong điều kiện khó khăn của thị trường, để đạt được kết quả này, bên cạnh những cải tiến về hoạt động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, PGD Bà Chiểu cũng đã
Chi phí trả lãi tiền gửi Tổng tiền gửi huy động
phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh với các ngân hàng khác, giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới gửi tiền. Điều này đã làm cho chi phí lãi tăng lên 10% so với năm 2010 và tỷ suất chi phí lãi bình quân là 4,8%.
Năm 2012 tình hình huy động vốn có nhiều khả quan, áp lực về lãi suất giảm cùng với sự ổn định trở lại của nền kinh tế kết quả là tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được tăng khá cao đạt 282.142 triệu đồng, tăng 68% so với năm 2011, chi phí trả lãi tiền gửi là 10.131 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2010.
Việc gia tăng chi phí lãi trong điều kiện nguồn vốn huy động cũng gia tăng tương ứng và trong tình hình các ngân hàng cạnh tranh nhau quyết liệt về lãi suất huy động là điều có thể chấp nhận được. Bởi lãi suất huy động về phía ngân hàng là chi phí nhưng về phía khách hàng lại là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định và hành vi gửi tiền của khách hàng. Vì vậy VAB – CN Sài Gòn – PGD Bà Chiểu bên cạnh việc xây dựng và điều chỉnh lãi suất huy động sao cho hợp lý, vừa mang tính cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của NHNN về công tác huy động vốn và lãi suất huy động, đồng thời cần kết hợp sử dụng các biện pháp khác mang tính hiệu quả như không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng và tối ưu hóa các sản phẩm tiền gửi nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng, phát triển thương hiệu nhằm gia tăng niềm tin của khách hàng với ngân hàng.