Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn bằng hình thức tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á – Chi nhánh Sài Gòn – Phòng giao dịch Bà Chiểu (Trang 34)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2.1. Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.2 : Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng tại VAB – CN Sài Gòn –

PGD Bà Chiểu giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2012 2011/2012 ±Δ % ±Δ % TG của KHCN 84.290 117.472 191.856 +33.182 39% +74.384 63% TG của KHDN 18.165 29.672 55.178 +11.507 63% +25.506 86% TG của TCKT khác 13.012 20.673 35.108 +7.661 59% +14.435 70% Tổng 115.467 167.817 282.142 +52.350 45% +114.325 68%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng tại VAB – CN Sài Gòn – PGD Bà Chiểu giai đoạn 2010 – 2012.

Nhìn chung, trong cơ cấu nguồn vốn huy động bằng hình thức tiền gửi tại VAB – CN Sài Gòn – PGD Bà Chiểu giai đoạn 2010 – 2012, tiền gửi KHCN luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 68%) , tuy nhiên quy mô loại tiền gửi này lại có xu hướng giảm qua các năm.

Năm 2010 tiền gửi của KHCN là 84.290 triệu đồng, chiếm 73% tổng nguồn vốn tiền gửi. Năm 2011, PGD Bà Chiểu huy động được 117.472 triệu đồng từ tiền

73% 16% 11% Năm 2010 KHCN KHDN TCKT khác 70% 18% 12% Năm 2011 KHCN KHDN TCKT khác 68% 20% 12% Năm 2012 KHCN KHDN TCKT khác

gửi KHCN chiếm 70% tổng nguồn vốn tiền gửi. Năm 2012, tiền gửi của KHCN là 191.856 triệu đồng, chiếm 68% tổng quy mô tiền gửi.

Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng KHCN là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như: nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào các ngân hàng là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Mặt khác, tuy tiền gửi KHCN chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhưng quy mô loại tiền gửi này trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi lại có xu hướng giảm. Điều này có thể được lí giải do những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp khá cao, giá cả hàng hóa tăng cao, thu nhập của người dân lại hầu như không thay đổi dẫn đến lượng tiền nhãn rỗi trong dân cư giảm gây khó khăn trong việc huy động tiền gửi từ người dân.

Tiền gửi của KHDN và các TCKT khác tại VAB – CN Sài Gòn – PGD Bà Chiểu qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2012 luôn tăng. Tiền gửi KHDN đạt 18.165 triệu đồng năm 2010, 29.672 triệu đồng năm 2011 và năm 2012 là 55.178 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng của năm 2011 so với năm 2010 là 63%, tương đương 11.507 triệu đồng và của năm 2012 so với năm 2011 là 86%, tương đương 25.506 triệu đồng. Tiền gửi từ các TCKT khác đạt 13.012 triệu vào năm 2010, 20.673 triệu vào năm 2011, 35.107 triệu vào năm 2012; tốc độ tăng của tiền gửi từ TCTK khác năm 2011 so với năm 2010 là 69%, tương đương 7.611 triệu đồng, năm 2012 so với năm 2011 là 70%, tương đương 14.434 triệu đồng.

Nhìn chung, nguồn vốn tiền gửi huy động được từ KHDN và các TCKT khác tuy có tốc độ tăng khá nhanh qua các năm, nhưng về tỷ trọng vẫn còn khá hạn chế trong tổng quy mô nguồn vốn tiền gửi. Điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán ảm đạm, sự biến động của lãi suất, tỉ giá ngoại tệ,.. đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các TCKT, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của ngân hàng đều giảm. Bên cạnh đó, một lý do khác để giải thích về tỷ trọng chưa cao của tiền gửi từ KHDN và các TCKT khác là do họ thường để tâm đến các cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi vào

ngân hàng để hưởng lãi, mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác.

Xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi từ KHDN và các TCKT khác về quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi đó tiền gửi của KHCN khi xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn, nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của KHDN và các TCKT khác nhưng phải quản lý một số lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như làm gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn bằng hình thức tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á – Chi nhánh Sài Gòn – Phòng giao dịch Bà Chiểu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)