- Lý thuyết; 4 tiết; Thảo luận: 4 tiết
3. Liên hệ thực tiễn
3.2.3. Chủ trương, giải pháp thực hiện phong trào
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phường, thị trấn xây dựng các chương trình, kế hoạch xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, sát hợp, thiết thực với đặc điểm, tình hình của từng vùng.
- Nắm vững, cụ thể hóa và chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa.
- Tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết , thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, thực hiện xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí.
- Tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhu cầu, sở thích trong quá trình triển khai thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Đổi mới về nội dung, phương thức công tác tuyên truyền, vận động đồng bào với phương châm cụ thể, khách quan, thiết thực, có tính thuyết phục và phù hợp.
- Xây dựng các nội dung, tiêu chuẩn phù hợp, bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa và khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong Phong trào TDĐKXDĐSVH công tâm, đúng tiêu chuẩn, tránh chạy theo thành tích, số lượng, gây phản cảm trong dư luận của đồng bào.
- Chú trọng tổng kết, đúc rút kinh nghiệm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động văn hóa cơ sở; phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến làm gương thực tế, sinh động để thuyết phục đồng bào noi theo.
Kết luận:
quyền, các ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Xây dựng đời sống văn hóa chính là xây dựng nếp sống gia đình, nếp sống xã hội đồng thời là xây dựng con người mới. Con người mới là sản phẩm của xã hội, vừa là chủ thể có ý thức của xã hội. Nhưng con người mới không thể hình thành một cách tự phát, mà phải trải qua quá trình xây dựng một cách tích cực và chủ động. Con người mới cũng phải được tu dưỡng trong môi trường gia đình và môi trường xã hội. Muốn vậy phải có sức mạnh đoàn kết trong lao động sáng tạo, trong làm ăn sinh sống, trong học tập và rèn luyện, trong đạo đức và nhân cách, trong giao tiếp, ứng xử và trong phong tục tập quán…
Do đó công tác xây dựng đời sống văn hóa phải được tiến hành kiên trì nhưng rất khẩn trương, đồng bộ, phải luôn luôn được củng cố, hoàn thiện và phát triển không ngừng. Xây dựng đời sống văn hóa thực chất là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên-là công việc xây dựng con người, xây dựng xã hội, là cuộc cách mạng rộng lớn, toàn diện, lâu dài đòi hỏi phải có thái độ chủ động và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, lấy biện pháp vận động, thuyết phục giáo dục là chủ yếu, lấy xây là chính, xây là lâu dài, chống là trước mắt; xây kết hợp với chống, phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến làm gương thực tế, sinh động để phong trào TDĐKXDĐSVH phát huy các yếu tố văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân, toàn thể xã hội, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng ta về Phong trào TDĐKXDĐSVH từ khi phát động phong trào đến nay.
******************
Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1. Tại sao công chức văn hóa-xã hội xã cần phải nắm vững
những kiến thức chung và kỹ năng tổ chức thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH?
Câu hỏi 2. Theo nội dung bài giảng, phần kỹ năng tổ chức thực hiện
Phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn xã, liên hệ với địa phương, nội dung nào đó thực hiện? nội dung nào chưa thực hiện? nội dung nào thực hiện khác?
Câu hỏi 3. Phản ánh những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong việc triển
khai thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn xã? Đề xuất giải pháp khắc phục và kiến nghị?
Bài tập xử lý tình huống
Tình huống 1: Trong Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo phong trào cấp trên khi đánh giá về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp xã, có 3 ý kiến đánh giá khác nhau:
- Ban Chỉ đạo xã hoạt động yếu.
- Ban Chỉ đạo xã hoạt động trung bình. - Ban Chỉ đạo xã hoạt động khá.
Công chức văn hóa- xã hội đưa ra những tiêu chí gì để đánh giá Ban Chỉ đạo xã lựa chọn.
Tình huống 2: Đoàn kiểm tra xét công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, tại
thôn B phát hiện Trưởng thôn B không biết tiêu chuẩn công nhận “Thôn văn hóa”. Trưởng thôn B thành thực nhận: Do làm công tác chỉ đạo, nên không nắm được tiêu chuẩn. Trưởng Đoàn kiểm tra cho rằng: Trưởng thôn B không nắm được tiêu chuẩn, thì kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Thôn văn hóa” của thôn B chưa đạt-Công chức văn hóa-xã hội xã có ý kiến gì và đề xuất như thế nào?
Tình huống 3: Theo quy định “Gia đình văn hóa” được công nhận 3 năm
liên tục mới được cấp giấy chứng nhận “Gia đình văn hóa”. Gia đình Ông B được công nhận 2 năm đầu, năm thứ 3 không được công nhận, nên không được cấp giấy chứng nhận “Gia đình văn hóa”, gia đình Ông B thắc mắc, đề nghị Công chức văn hóa-xãhội xã xem xét giải quyết?
Tình huống 4: Gia đình bà B là hộ nghèo, nên không được công nhận “Gia đình
văn hóa”. Bà B cho rằng gia đình mình nghèo nhưng sống rất có văn hóa. Đề nghị Công chức văn hóa-xã hội xã xem xét giải quyết?
Tình huống 5: Làng C nhiều năm nhân dân nỗ lực phấn đấu xây dựng
“Làng văn hóa”, nhưng chưa được công nhận, vì trong làng còn có ng ười nghiện hút. Nhân dân Làng C rất bức xúc. Đề nghị Công chức văn hóa - xã hội xã đề xuất ý kiến giải quyết?
- Tình huống 6: Việc ăn uống trong các đám cưới trên địa bàn xã ngày
càng tràn lan, tốn kém và phiền nhiễu. Công chức văn hóa -xã hội xã đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng trên như thế nào?
- Tình huống 7: Các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào của xã không
nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao. Công chức văn hóa -xã hội xã đề xuất biện pháp gỡ để khắc phục tình trạng này?