Về Tôn giáo, Tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 41)

- Đối tượng: Người tập và VĐV nghiệp dư đang sinh sống, công tác và học tập trên mọi miền của Tổ quốc.

1.2.Về Tôn giáo, Tín ngưỡng

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 Mục đích:

1.2.Về Tôn giáo, Tín ngưỡng

Nước ta là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Các dân tộc đa số và thiểu số đều có những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc vừa phản ánh những giá trị bản sắc tộc người vừa phản ánh những nét chung của trình độ phát triển xã hội và của nền kinh tế nông nghiệp khu vực nhiệt đới Đông Nam Á.

Hiện nay còn có những quan niệm chưa hoàn toàn thống nhất về Tôn giáo và Tín ngưỡng. Tuy nhiên theo quan niệm được đa số các nhà khoa học chấp thuận thì quan niệm về Tôn giáo và Tín ngưỡng được hiểu như sau:

- Tôn giáo: Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân

nó cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác, vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.

“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu Công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng của đạo Kitô. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới.

Như vậy, Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. Tôn giáo luôn gắn với một vị “đấng cứu thế” (độc thần), có giáo lý riêng, có cơ sở vật chất để tiến hành các nghi lễ, có quy định riêng về quy trình hành lễ và có các tín đồ.

- Tín ngưỡng: Là hệ thống các niềm tin của con người đề giải thích các hiện

tượng tự nhiên và xã hội...để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng không có tổ chức chặt chẽ như tôn giáo: Không có giáo lý, không nhất thiết phải có cơ sở vật chất để hành lễ, không có tín đồ, thường mang yếu tố đa thần và mang đậm tính cộng đồng tộc người.

Tín ngưỡng các dân tộc nước ta là sản phẩm của giá trị, tinh thần, phản ánh niềm tin có tính bản địa của cư dân nông nghiệp trồng trọt và trong bối cảnh văn hóa đặc thù của quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển. Tôn giáo ở nước ta (như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo...) là hiện tượng du nhập từ các tôn giáo lớn trên thế giới vào những thời gian và hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh đó cũng có những tôn giáo bản địa như Đạo Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo...

Các dân tộc ở nước ta có những loại hình tín ngưỡng cơ bản sau:

- Tín ngưỡng đa thần (hay “vạn vật hữu linh”) thể hiện trình độ phát triển và niềm tin sơ khai về các hiện tượng tự nhiên xã hội cung quanh đời sống của con người, gia đình và cộng đồng. Đó là hiện tượng thờ các vị thần trời, đất, sông suối, đất, nước, cỏ cây, bến nước, nương rẫy, núi đồi... đến các đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất. Tuy nhiên ở mỗi dân tộc sự biểu hiện đó ở những cấp độ và cường độ khác nhau phong phú và đa dạng.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Đây là nét đẹp văn hóa biết ơn “tiền nhân”trên nhiều cấp độ và phương diện và quy mô từ quốc gia, địa phương, cộng đồng, dòng họ và gia đình. Đó là việc thờ cúng, lễ hội liên quan đến các anh hùng có cộng lập nước, dựng nước, giữ nước...; các vị tổ nghề, các vị có công khai khẩn lâp nên mường bản, xóm làng; các vị tổ đứng đầu các dòng họ, ông bà tổ tiên trong gia đình... để cố kết, tỏ lòng biết ơn và giáo dục các thế hệ tương lai về nguồn cội và hướng tới sự phát triển trong tương lai.

- Tín ngưỡng nông nghiệp: Phản ánh niềm tin của các dân tộc về các hiện tượng khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên như đất, nước, giống cây trồng, vật nuôi, sự sinh sôi nảy nở (phồn thực)... để cho mùa màng tươi tốt, bội thu trong đời sống của cư dân nông nghiệp...

Ngoài tín ngưỡng, theo ước tính hiện nay ở nước ta có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng tôn giáo và có khoảng hơn 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động chiếm 25% dân số:

- Phật giáo: Có gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam bảo) ở hầu hết các tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ...

- Công giáo: Có hơn 5,5 triệu tín đồ có mặt ở hầu khắp 50 tỉnh, thành phố trong đó tập trung đông ở các tỉnh: Nam Định, Nình Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Anh Giang, thành phố Cần Thơ...

- Tin lành: Có trên dưới 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Phước...và một số tỉnh phía Bắc.

- Cao Đài: Có hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang...

- Phật giáo Hòa hảo: Có gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long...

Ngoài các tôn giáo trên còn có một số nhóm tôn giáo địa phương hoặc mới thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập từ bên ngoài như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ tiên Chính giáo, Bà-la-môn, Bahai và các hệ phái Tin lành.

Lực lượng chức sắc tôn giáo, các nhà tu hành là những nhà hoạt động tôn giáo

chuyên nghiệp trong các tôn giáo ở nước ta. Đây là lực lượng quan trọng trong mối

quan hệ giữa giáo hội và nhà nước và là đầu mối trong quản lý nhà nước về hoạt động

tôn giáo. Họ có ảnh hưởng quan trọng tới xã hội, nên trong công tác tôn giáo nói

chung và quản lý nhà nước nói riêng, việc tranh thủ các chức sắc, nhà tu hành là rất quan trọng và cần thiết.

Các tôn giáo ở nước ta như Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Hôi giáo có mối quan

hệ quốc tế rộng rãi. Đây là vấn đề lớn và quan trọng trong chính sách tôn giáo của

Đảng và Nhà nước cũng như trong công tác quản lý về tôn giáo.

Sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo trên đã góp phần làm phong phú nền văn hóa quốc gia, đồng thời cũng là thực trạng đặt ra nhiều vấn đề không giản đơn trong thực hiện các chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với vùng dân tộc thiểu số, đây cũng là khu vực có nhiều giá trị, phong phú đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo:

Về tín ngưỡng: Đa số các dân tộc thiểu số khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc đều có sự phản ánh phong phú về các loại hình tín ngưỡng dân gian liên quan đến “đa thần nguyên thủy” hay “vạn vật hữu linh”; tín ngưỡng thờ cúng, tổ tiên và tín ngưỡng nông nghiệp.

- Về tôn giáo: Theo thời gian các tôn giáo du nhập vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hình thành các cộng đồng tôn giáo, tuy nhiên không phong phú như trong cộng đồng người Kinh, song có thể nhận thấy một số loại cơ bản sau:

Một là, Phật giáo Nam tông trong cộng đồng đồng bào Khơ me Nam Bộ. Theo

thống kê mấy năm gần đây, có hơn 1 triệu đồng bào Khơ me theo đạo Phật, có hơn 8 ngàn nhà sư, hơn 430 ngôi chùa. Phật giáo Nam tông gắn bó với đồng bào Khơ me từ thế kỷ XIII đến nay và trở thành nét văn hóa, tôn giáo đặc trưng.

Hai là, Hồi giáo trong cộng đồng Chăm với 100 ngàn tín đồ với các nhóm Hồi

giáo chính thống (Chăm Islam), Hồi giáo không chính thống (Chăm Bàni), hơn 30 ngàn theo đạo Bà la môn (Bà Chăm). Hồi giáo gắn bọ với cộng đồng Chăm từ thế kỷ XVI đến nay, góp phần tác động và hình thành tâm lý, đạo đức, lối sống và phong tục tập quán của đồng bào.

Ba là, Công giáo và đặc biệt là Tin lành trong cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên. Hiện nay Tây Nguyên có trên 300 ngàn đồng bào theo Công giáo (như ở Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt...) theo Công giáo; và gần 400 ngàn người ở Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước...theo đạo Tin Lành...

Bốn là, các dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc theo Công giáo, Tin lành. Số theo

Đạo Công giáo chủ yếu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bắng, Bắc Kạn ước tính trên 38 ngàn, và theo đạo Tin lành hơn 10 ngàn với tên gọi Thìn Hùng. Trong vòng 20 năm trở lại đây trên dưới 100 ngàn đồng bào Hmông theo đạo Tin lành (chủ yếu ở Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thanh Hóa...)

Tình hình trên đặt ra cho Đảng và Nhà nước đồng thời phải giải quyết hai vấn đề lớn là dân tộc và tôn giáo.

Các tôn giáo ở nước ta ngoài những nội dung và đặc điểm trên còn là đối tượng

trong âm mưu lợi dụng của các thế lực thù địch. Trong quá trình xâm lược trước đây

các thế lực thực dân, đế quốc đều lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và sự nghiệp cách mạng. Hiện nay trong chiến lược “diễn biến hòa bình” các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo gắn với nhân quyền nhằm khai thác những sai sót trong chính sách tôn giáo để xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước; thao túng lợi dụng diễn đàn quốc tế, lôi kéo phần tử cực đoan, ly khai...để thông tin sai lệch bôi nhọ chính sách tôn giáo và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.

2. Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín

ngưỡng và tôn giáo 2.1. Về dân tộc

Từ Đại hội I đến Đại hội lần thứ XI, Đảng ta xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên trong từng giai đoạn thì có những chính sách, quan điểm cụ thể để giải quyết vấn đề chính sách sát hợp. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 7 khóa IX về công tác dân tộc đã đánh giá khái quát thành tựu chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới như sau: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản đã được Hiến pháp xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và các vùng dân tộc từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt. Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn. Mặt bằng dân trí được nâng lên. Mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đã được thực hiện; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã. Văn hoá phát triển phong phú hơn; đời sống văn hoá của đồng bào được nâng cao một bước; văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Các loại bệnh dịch cơ bản được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi; việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa được quan tâm hơn. Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc và miền núi bước

đầu được tăng cường và củng cố. Tình hình chính trị, trật tự xã hội cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững” (1) .

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (tháng 1, năm 2011) của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối, quan điểm về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc”.(2)

Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hoạch định chính sách dân tộc đã căn cứ trên một hệ thống các quan điểm tư tưởng cơ bản về vấn đề dân tộc và yêu cầu của chính sách dân tộc với các nội dung sau đây:

- Giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta là giải phóng con người thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh; thực hiện dân chủ, tự do cho các dân tộc; phát huy truyền thống đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Thực hiện chính sách dân tộc là nghiên cứu, thấm nhuần và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ sao cho phù hợp như: Nắm thực trạng tình hình dân tộc từng vùng, từng địa phương; nắm tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; hiểu biết về phong tục tập quán , điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội của đồng bào các dân tộc sinh sống; đề xuất, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung chính sách dân tộc; tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương sao cho hiệu quả.

- Thực hiện chính sách dân tộc là quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, các chương trình của Chính phủ vì sự phát triển của đồng bào các dân tộc.

- Chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay chủ yếu là ban hành và thực hiện chính sách phát triển kinh tế, chính sách xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng. Để thực hiện chính sách dân tộc theo nội dung trên cần quán triệt quan điểm phương pháp luận trong một quy trình: Nắm Thực trạng để thấy được -> Nhu cầu, và từ đó rút ra được ->

Bản chất, yêu cầu của vấn đề, để hoạch định -> Nội dung chính sách dân tộc và vai trò

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 41)