Một số quy định về quảng cáo

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 94)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

1. Về Văn hóa

1.3. Một số quy định về quảng cáo

a) Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người tiêu dùng;

Nhà nước tạo điều kiện để người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo phát triển đa dạng các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội;

Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác, đầu tư phát triển dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam. (Điều 2 Pháp lệnh

Quảng cáo)

b) Các hành vi bị nghiêm hoạt cấm

Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội; Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo; Quảng cáo gian dối; Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan, môi trường và trật tự an toàn giao thông; Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo; Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo. (Điều 5 Pháp lệnh Quảng cáo).

Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh dị; dùng từ ngữ

Quảng cáo không đúng chất lượng hàng hóa, dịch vụ; không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Ép buộc quảng cáo dưới mọi hình thức; Quảng cáo hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông; làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm tại nơi làm việc của các cơ quan nhà nước; dùng âm thanh gây tiếng ồn vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam; Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó; Quảng cáo thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký hoặc hết hạn đăng ký, đã loại ra khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã được đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành; các thiết bị dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng, dịch vụ y tế chưa được phép thực hiện tại Việt Nam; Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ khác mà pháp luật cấm quảng cáo. (Điều 3 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP)

c) Đối với dịch vụ quảng cáo

Người quảng cáo có các quyền sau đây:

Quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình; Lựa chọn người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, phương tiện và hình thức quảng cáo; Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo của mình.

(Điều 23.1 Pháp lệnh Quảng cáo)

Người quảng cáo có các nghĩa vụ sau đây:

Quảng cáo phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Đảm bảo nội dung quảng cáo phải trung thực, chính xác; Thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (Điều 23.2 Pháp

lệnh Quảng cáo)

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các quyền sau đây:

Lựa chọn hình thức, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quảng cáo; Yêu cầu người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về nội dung quảng cáo; Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo của mình; Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo; Tham gia Hiệp hội quảng cáo trong nước và nước ngoài; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. (Điều 24.1 Pháp lệnh Quảng cáo)

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các nghĩa vụ sau đây:

Thực hiện đúng các quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo; Thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (Điều 24.2 Pháp lệnh Quảng cáo)

Người cho thuê phương tiện quảng cáo có các quyền sau đây:

Lựa chọn người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; Thu phí từ việc cho thuê phương tiện để quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng; Các quyền khác trong việc cho thuê phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật (Điều 26.1 Pháp lệnh Quảng cáo)

Thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê phương tiện để quảng cáo đã ký kết; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra; Thực hiện các nghĩa vụ khác trong việc cho thuê phương tiện để quảng cáo theo quy định của pháp luật. (Điều 26.2 Pháp lệnh

Quảng cáo)

Người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. (Điều 27 Pháp lệnh Quảng cáo)

1.4. Một số quy định về Thư viện

a) Chính sách của nhà nước về thư viện

Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển thư viện, vốn tài liệu thư viện; mở rộng sự liên thông giữa các thư viện trong nước và hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư viện, thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện; đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình thư viện. (Điều 4 Pháp lệnh Thư viện) Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng ngôn ngữ của dân tộc mình. (Điều 6.3 Pháp lệnh Thư viện)

Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt. (Điều 6.4 Pháp lệnh Thư viện)

Trẻ em được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện phù hợp với lứa tuổi. (Điều

6.5 Pháp lệnh Thư viện)

b) Các hành vi bị nghiêm cấm

Tàng trữ trái phép tài liệu có nội dung: i) chống lại Nhà nước CHXHCNVN; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; ii) tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phẩm phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc; iii) xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân;

Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của công dân; Đánh tráo, hủy hoại tài liệu của thư viện; Lợi dụng hoạt động nghiệp vụ thư viện để truyền bá trái phép những nội dung nêu trên. (Điều 5 Pháp lệnh Thư viện)

c) Đối với hoạt động của thư viện cấp xã và thư viện tư nhân

Thư viện cấp xã có quyền và nhiệm vụ cụ thể sau: i) tổ chức phục vụ sách, báo

cho nhân dân tại cơ sở; ii) xây dựng phong trào đọc và làm theo sách, báo; hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân địa phương. (Điều 6.3 Nghị định số

72/2002/NĐ-CP)

bảo đảm kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật. (Điều 2 Nghị

định số 02/2009/NĐ-CP). Thư viện tư nhân được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại trí thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện;

- Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật từ, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quản văn hóa;

- Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tủy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông;

- Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện: i) người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện; ii) người làm việc trong thư viện: phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện (đối với thư viện có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến 1.000 bản); phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương; nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện (đối với thư viện có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 20.000 bản); phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện-thông tin; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thư viện tương đương trình độ đại học thư viện-thông tin (đối với thư viện có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên).

(Điều 5 Nghị định số 02/2009/NĐ-CP)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)