Về tôn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 47)

- Đối tượng: Người tập và VĐV nghiệp dư đang sinh sống, công tác và học tập trên mọi miền của Tổ quốc.

2.2.Về tôn giáo, tín ngưỡng

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 Mục đích:

2.2.Về tôn giáo, tín ngưỡng

Thực tiễn tình hình cho thấy đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân; họ vốn là những người cần cù lao động và có lòng yêu nước. Trong các giai đoạn lịch sử họ đã góp phần làm nên những thành công của sự nghiệp yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới trình độ dân trí của các nhóm tín đồ tôn giáo ngày càng được nâng cao, song đây là khu vực quan tâm của Đảng và Nhà nước trong các chính sách phát triển kinh tế- văn hóa, xã hội.

Vấn đề đặt ra là công tác tôn giáo, tín ngưỡng vừa phải phát huy lòng yêu nước, phát huy nội lực trong lao động xây dựng đất nước theo phương châm ”tốt đời đẹp đạo”; vừa phải giải quyết nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ, vừa nâng cao đời sống kinh tế-xã hội, vừa khắc phục những tồn tại do lịch sử để lại trong một bộ phận tín đồ tôn giáo.

Quan điểm, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Một là, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang

và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo, tín ngưỡng là bộ phận của khối đoàn kết toàn dân tộc.

Hai là, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không

phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng; là

động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần cho đồng bào tôn giáo..

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo: Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo

tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được ép buộc người dân theo đạo...

Chính sách cụ thể đối với tôn giáo được thể hiện trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn

giáo (2004). Pháp lệnh thể hiện tinh thần đổi mới của Đảng và Hiến pháp về tín

ngưỡng và tôn giáo, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Chính sách tín ngưỡng tôn giáo tập trung vào các vấn đề cơ bản:

- Quy định những hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành và chức sắc tôn giáo.

- Về tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo.

Các chính sách về tín ngưỡng tôn giáo đã quy định hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến lễ hội; việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tôn giáo; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc tôn giáo; quy định thẩm quyền cụ thể của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Ủy ban nhân dân và Ban Tôn giáo cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến quản lý tổ chức, hoạt động tin ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.

3. Vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng trong quản lý và hướng dẫn, tổ chức hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 47)