- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
2. Đặc trưng văn hóa khu vực đồng bằng
Vùng đồng bằng trải dài dọc theo lãnh thổ Việt Nam và văn hóa vùng đồng bằng thể hiện tính thống nhất trong đa dạng. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày đặc trưng văn hóa theo từng vùng, kết hợp tính đa dạng văn hóa vùng và tộc người. Ở vùng đồng bằng, ngoài người Kinh (Việt) còn có các dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người Chăm ở miền Trung, người Khơ me, người Hoa ở Nam Bộ.
2.1. Đặc trưng văn hóa người Việt vùng đồng bằng
2.1.1.Đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ-chiếc nôi văn hóa của người Việt.
Đồng bằng Bắc Bộ theo lý thuyết khu vực học của các nhà nghiên cứu Nhật Bản là một trong 10 vùng văn hóa điển hình ở Đông Nam Á. Có thể nói Đồng bằng Bắc Bộ và cả bắc Trung Bộ, vốn gắn liền với quốc gia từ buổi đầu dựng nước (châu Hoan, châu Diễn hay xứ Thanh, xứ Nghệ) là vùng văn hóa- lịch sử cổ, là cái nôi hình thành dân tộc Việt (Kinh) và văn hóa Việt, đồng thời cũng là nơi hình thành các nền văn hóa nổi tiếng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Lịch sử văn minh Việt Nam từ thời Hùng Vương tới hiện nay là sự tiếp nối từ văn hóa Đông Sơn đến Đại Việt và văn hóa Việt Nam trong đó tiêu biểu là các di tích Bạch Hạc, Cổ Loa, Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội. Các nhà văn hóa đã phân chia các sắc thái tiểu vùng như: Kinh Bắc, vùng Đất Tổ, vùng Trung tâm, vùng Duyên hải ...
Là cội nguồn, đồng bằng Bắc Bộ cũng đồng thời là trung tâm của đời sống chính trị xã hội và là nơi hình thành và phát triển những truyền thống văn hóa lâu đời thông
qua hoạt động kinh tế, các dạng thức của văn hóa vật thể và phi vật thể, các quan hệ xã hội...làm nên bản lĩnh và cốt cách dân tộc.
Chúng ta thường nói văn hóa Việt Nam là văn hóa xóm làng, văn minh Việt Nam là văn minh nông nghiệp và người Việt Nam chủ yếu là nông dân. Đó dường như là một hằng số để cho đến thời hiện đại vấn đề tam nông vẫn còn là cốt lõi. Điều đó trước hết được thể hiện tại đồng bằng sông Hồng từ hàng ngàn năm trước.
Lịch sử tụ cư của cư dân người Việt ở đồng bằng sông Hồng diễn ra từ hàng ngàn năm trước. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, sử học, dân tộc học, quá trình này diễn ra khoảng từ 7000 đến 4000 năm trước. Từ vùng thung lũng chân núi người Việt từng bước chinh phục và chiếm lĩnh vùng đồng bằng sông Hồng. Cách ngày nay khoảng 2800-2700 năm với văn hóa Đông Sơn, văn hóa đồng bằng sông Hồng phát triển rực rỡ với văn hóa đồ đồng. Kỹ thuật đúc đồng đã tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh của sản xuất nông nghiệp.
Trên lãnh thổ Việt Nam, đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số đông nhất so với các vùng trong cả nước, gấp khoảng 3 lần so với đồng bằng sông Cửu Long và gấp khoảng 6 lần so với các tỉnh duyên hải miền Trung. Trong khi đó như đã đề cập, diện tích đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích đồng bằng cả nước và do đó không ở đâu hiện tượng đất chật người đông lại điển hình như ở khu vực này. Do sức ép dân số, vấn đề nông nghiệp luôn được đặt ra thường xuyên liên tục ở đồng bằng sông Hồng.
Như vậy, văn hóa đồng bằng sông Hồng trước hết là văn hóa nông nghiệp, trong đó nghề trồng lúa đóng vai trò chủ đạo, dù đời sống kinh tế-xã hội hiện nay có nhiều thay đổi. Lối sống cổ truyền hàng nghìn năm trước vẫn được lưu truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống cư dân thời kỳ công nghiệp hóa mà sự phục hồi hội làng là một ví dụ. Tất nhiên, bên cạnh nông nghiệp còn có hoạt thủ công nghiệp, thương nghiệp, đánh bắt cá sông biển... Trong các hoạt động kinh tế đó, thủ công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong diện mạo bức tranh đồng bằng sông Hồng và là nơi xuất hiện dày đặc các nghề thủ công và các làng thủ công5
phản ánh quá trình lao động sáng tạo và bàn tay tài hoa của ông cha ta qua hàng nghìn năm lịch sử.
Khi nói đến văn hóa Việt người ta thường nhấn mạnh đến 3 nhân tố cơ bản: NHÀ-LÀNG-NƯỚC. Đây là 3 nhân tố cốt lõi được hình thành bởi điều kiện lịch sử kinh tế xã hội quy định và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nhà với cách là gia đình mà trước hết là tiểu gia đình phụ quyền luôn được coi là tế bào xã hội, là nơi tiếp nhận, trao truyền, nuôi dưỡng và phát huy văn hóa dân tộc. Cùng với tiểu gia đình còn có sự tồn tại của đại gia đình (tứ đại đồng đường, Ngũ đại đồng đường). Trên nền tảng ý thức hệ Nho giáo gia đình người Việt là gia đình phụ quyền tôn ty trật tự chặt chẽ. Gia đình là một đơn vị xã hội đồng thời là một đơn vị kinh tế (thông qua các hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa).
5 Trong chuyên đề này chúng tôi không có điều kiện đi sâu phân tích mối quan hệ các ngành nghề kinh tế của
người Việt, vốn là vấn đề học thuật rất lý thú và phức tạp, liên quan đến lịch sử quá trình hoạt động kinh tế ở
Việt Nam từ thời cổ đại. Xem Phan Gia Bền: Sở thảo Lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam. NXB Văn Sử
Mặc dù ảnh hưởng đậm của ý thức hệ Nho giáo nhưng trong gia đình người Việt, phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế và cuộc sống gia đình, cao hơn nhiều so với các xã hội Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mối quan hệ trong gia đình (vợ -chồng, Bố mẹ-con...) cởi mở và bền chặt. Trong một số hoạt động kinh tế phụ nữ luôn đóng vai trò quan trong như trồng lúa, một số hoạt động thủ công nghiệp, đặc biệt là buôn bán nhỏ phụ nữ có vai trò quan trọng hàng đầu. Ca dao mô tả:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa
Tuy nhiên, khi nói đến gia đình không thể không nói đến gia tộc, một dạng thức gia đình mở rộng được liên kết trước hết bởi mối quan hệ dòng máu và cả hôn nhân:
- Thiết chế dòng họ: Trong hệ thống thiết chế của người Việt dòng họ có vai trò
rất quan trọng từ trong lịch sử cho đến thời hiện tại. Dấu ấn của dòng họ gắn liền với quá trình hình thành cộng đồng cư dân (làng, xóm). Vì thế không có gì lạ, nhiều làng xã mang tên dòng họ có công dựng làng ban đầu như Lê Xá, Ngô Xá, Nguyễn Xá (Nguyên Xá), Lưu Xá, Đặng Xá... Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trước đổi mới, vai trò của dòng họ bị “chìm khuất” tiếp tục được trỗi dậy với xậy dựng cải tạo nhà thờ họ, quỹ khuyến học dòng họ, khu mộ dòng họ và thậm chí thành lập Ban liên lạc các dòng họ trong phạm vi cả nước rầm rộ trong những năm gần đây. Vì thế có nhà nghiên cứu gọi đây là văn hóa dòng họ6
.
Thiết chế gia đình, dòng họ gắn chặt với thiết chế làng. Quan niệm truyền thống của người Việt gắn bó với quê hương làng xóm, dù trong nghèo khổ thì mỗi thành viên đều gắn bó với làng, họ quan niệm: Sống ở làng, sang ở nước.
Làng Việt ở đồng bằng là một không gian tự quản và do đó thường được hình dung được bao bọc bởi lũy tre xanh mà điển hình là đồng bằng Bắc Bộ và vì thế người ta thường hay nói tính khép kín tương đối của làng xã: Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ.
Trong lịch sử dài lâu, trước những thách đố của thiên nhiên, con người phải chung lưng đấu cật, dựa vào nhau để tồn tại và do đó làng xã thành nơi cố kết các thành viên theo quan niệm: Bán anh em xã mua láng giềng gần, tối lửa tắt đèn có nhau... Từ đó hình thành nên thiết chế mang tính tự quản của làng xã. Ngoài thiết chế quan phương (chính thống) của hệ thống chính quyền mà thời nào cũng có, trong làng xã cổ truyền còn tồn tại hàng loạt các thiết chế phi quan phương khác như: Phe, hội, phường, giáp, vốn rất đa dạng, ví dụ riêng hội có: Hội tư văn, hội đồng niên, hội đồng môn, hội đi chùa, hội cày, hội cấy... Mỗi thiết chế như vậy nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định của các thành viên cộng đồng.