Khái quát về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Khái niệm về xây dựng ĐSVH ở cơ sở

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 135)

- Lý thuyết; 4 tiết; Thảo luận: 4 tiết

1. Khái quát về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Khái niệm về xây dựng ĐSVH ở cơ sở

a. Xây dựng ĐSVH ở cơ sở

Là xây dựng và phát triển toàn diện đời sống của con người, của cộng đồng cả về vật chất, về tinh thần và tạo điều kiện cho mọi người dân được tham gia hưởng thụ và sáng tạo văn hoá ngày càng tốt hơn. Đời sống muốn nói tới là toàn bộ những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, những điều kiện sinh hoạt lối sống chung của một tập thể, một xã hội của con người.

Đời sống văn hoá bao hàm toàn bộ cách thức, hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển cho bản thân và cho xã hội trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Đời sống văn hoá chính là đời sống của con người, nó được biểu hiện ra muôn hình, muôn vẻ trong lao động, trong ứng xử, giao tiếp, trong việc tạo dựng môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, trong cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, trong cách sống của một cộng đồng xã hội.

Do đó, xây dựng ĐSVH ở cơ sở là tổng hợp những hoạt động của người dân, nhiều cơ quan ban ngành, trước hết là của cơ quan, lực lượng làm công tác văn hoá nhằm tuyên truyền, giáo dục, quảng bá văn hoá, tổ chức các hoạt động văn hoá thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hưởng thụ, sáng tạo văn hoá tinh thần của nhân dân góp phần xây dựng nếp sống, môi trường văn hoá lành mạnh, tiến bộ trên từng cộng đồng dân cư.

Do thực trạng và điều kiện khách quan ở cơ sở hiện nay rất khác nhau, sự chênh lệch về ĐSVH giữa cư dân thành thị với nông thôn, giữa các vùng nông thôn với nhau, giữa các dân tộc với nhau và giữa từng nhóm người khác nhau là điều không thể đơn giản, không phải một sớm, một chiều.

Sự chênh lệch về mức độ hưởng thụ văn hoá này không đồng nhất với sự khác nhau trong văn hoá là cái góp phần tạo nên bản sắc văn hoá, đa dạng văn hoá. Bản sắc văn hoá phải giữ gìn. Chênh lệch, thiếu công bằng về hưởng thụ văn hoá cần phải khắc phục. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng ĐSVH ở cơ sở là phải từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch đó cùng với mở rộng giao lưu, hội nhập văn hoá giữa các cộng đồng, vùng miền, trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hoá ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong mỗi con người, mỗi gia đình và cộng đồng nhất định. Nói cách khác đời sống văn hoá biểu hiện trong hoàn cảnh môi trường cụ thể và phụ thuộc vào từng cơ sở cụ thể. Xem xét đời sống văn hoá của một dân tộc, một quốc gia là vấn đề khó khăn, phức tạp. Cho nên chỉ có thể xem xét đời sống văn hoá của các đơn vị nhỏ để từ đó tổng hợp, so sánh hoặc suy ra đời sống văn hoá của một đơn vị lớn, cộng đồng lớn hơn. Ngược lại để xây dựng đời sống văn hoá của một cộng đồng dân tộc hoặc quốc gia cũng chỉ có thể đi từ các đơn vị, tổ chức nhỏ cơ bản nhất.

b. "Xây dựng", theo kinh điển là làm nên công trình theo kế hoạch nhất định.

Xây dựng ĐSVH ở cơ sở là nhằm xây dựng cơ sở phát triển bền vững, có đời sống vật chất đầy đủ, đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú.

Thông thường hiểu "xây dựng" là làm nên cái từ không đến có, làm ra cái mới tiến bộ và có ích lợi cho sự phát triển. Có khi xây dựng là tiến hành đồng thời với việc phá bỏ đi cái cũ, cái lỗi thời để hình thành nên cái mới tốt đẹp và hoàn chỉnh hơn. Như việc xây nhà phải làm nền, làm móng, chọn hướng.... Xây dựng ĐSVH ở cơ sở là tiến hành củng cố và phát huy những thành tựu văn hoá hiện có, nâng cao những giá trị tốt đẹp của tổ tiên truyền lại, từ đó tiếp tục xây dựng đời sống văn hoá tiến bộ, văn minh theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

Xây dựng ĐSVH cũng có nghĩa đồng thời phải chống lại những mặt trái của văn hoá, được gọi là "phản văn hoá". Đó là những sản phẩm văn hoá có nội dung độc hại như hủ tục, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tập quán lạc hậu, thói hư tật xấu trong ứng xử hàng ngày. Do đó, cần sự chủ động đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực, thụ động trong tư tưởng văn hoá. Có như thế mới xây dựng ĐSVH ở cơ sở thắng lợi. Kinh nghiệm là phải vừa "chống" vừa "xây", lấy "xây" để chống, nhưng "xây" là chính.

Xây dựng ĐSVH ở cơ sở có nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Nghĩa rộng của nó là toàn bộ cuộc sống kinh tế-xã hội trên một quê hương bản, làng, xóm, ấp, khu phố. Đó là sự ổn định và đảm bảo phát triển dân sinh, dân trí và dân chủ mà văn hoá thực hiện vai trò vừa là nền tảng vừa là mục tiêu và động lực của sự phát triển đó. Đây là việc nhìn nhận, đánh giá toàn bộ đời sống của một cơ sở theo chuẩn mực các giá trị văn hoá: Nghĩa hẹp của Xây dựng ĐSVH ở cơ sở là những tổ chức, hoạt động về văn hoá, thông tin...nhằm thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá thường xuyên của quần chúng, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc. Đây là những nội dung công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ công tác văn hoá- thông tin mà ngành văn hoá-thông tin quản lý, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện.

Xây dựng ĐSVH ở cơ sở có hai chiều tác động là từ trên xuống và tại cơ sở tự chăm lo giải quyết là tự vận động. Nhà nước thông qua các chính sách và cơ quan văn hoá nhà nước phải tăng cường đưa về cho cơ sở, đưa đến tận người dân những giá trị tinh thần, những sản phẩm văn hoá cần thiết, mà ở cơ sở người dân phải được hưởng hoặc bản thân họ không thể làm ra được, đồng thời nhân dân từng địa phương, cơ sở phải tiếp nhận các giá trị và sản phẩm văn hoá như những món ăn tinh thần thiết yếu nhất. Mặt khác, cơ sở cũng phải cùng nhau gìn giữ, bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp bên cạnh việc sáng tạo, phát huy nội lực làm nên bộ mặt văn hoá mới, vun đắp nên nếp sống văn hoá lành mạnh ở từng vùng, từng khu dân cư, khu tập thể, đơn vị công tác, nơi lao động và sinh sống.

Xây dựng ĐSVH ở cơ sở là vấn đề khó khăn, phức tạp có nội dung phong phú có ý nghĩa trước mắt và lâu dài phải tiến hành thường xuyên, liên tục, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và xã hội, cả hệ thống chính trị phải chăm lo, trong đó vai trò tham mưu, trách nhiệm chuyên môn của ngành văn hoá-thông tin rất nặng nề.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 135)