- Đối tượng: Người tập và VĐV nghiệp dư đang sinh sống, công tác và học tập trên mọi miền của Tổ quốc.
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 Mục đích:
3.2. Về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
3.1.1. Các nhiệm vụ chính sách cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (tháng 1, năm 2011) của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối, quan điểm chính sách về tín ngưỡng tôn giáo: ”Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quan tâm tạo điều kiện cho các chức sắc tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”(3)
Đó là quan điểm, định hướng đúng đắn phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước hiện nay, đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để ngành văn hóa, thể thao và du lịch vận dụng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn ở các cấp một cách sáng tạo, phù hợp liên quan đến nội dung và các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống văn hóa, kinh tế-xã hội trên phạm vi quốc gia và ở các địa phương. Từ định hướng đó, chúng ta thấy nổi lên các nhiệm vụ cơ bản sau:
a, Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Đây là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng cấp trung ương, vĩ mô giúp cho Đảng và Nhà nước trong việc đánh giá thực trạng, phát hiện vấn đề và đề ra những nội dung, biện pháp hoàn thiện pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế liên quan đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc trong nước.
b, Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo
Đồng bào các tôn giáo ở nước ta có truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ và xây dựng đất nước. Đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đoàn kết các dân tộc, giáo giới hiện nay. Hệ thống chính trị nói chung và ngành văn hóa nói riêng có nhiệm vụ quan trọng trong việc đề ra các nội dung công tác và biện pháp phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và quý báu đó của các tín đồ, chức sắc tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
c, Động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Đây là nội dung tiếp tục và có ý nghĩa lâu dài trong cộng đồng dân cư, cộng đồng vùng đồng bào có đạo, là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp, trong đó ngành văn hóa có vị trí và ý nghĩa đặc thù liên quan đến xây dựng đời sống văn hóa mới nói chung và đời sống văn hóa cơ sở nói riêng.
- Tạo điều kiện cho các chức sắc tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật
Căn cứ vào thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ (nay thuộc Bộ Nội vụ), Ủy ban nhân dân và Ban tôn giáo cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến quản lý tổ chức, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quy định trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; căn cứ vào tình hình cụ thể tiến hành tạo điều kiện cho các chức sắc tôn giáo hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đây là đối tượng có vai trò và tác động rất quan trọng tới các tín đồ, cộng đồng tôn giáo. Do vậy cần sự quan tâm đặc biệt mới đáp ứng yêu cầu tình hình, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
- Phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Tín ngưỡng, tôn giáo luôn luôn là đối tượng mà các thế lực thù địch lợi dụng để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết, gây mất ổn định chính trị, phá hoại sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta.
Việc phòng ngừa những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc là rất quan trọng đối với cơ quan chức năng, và là nhiệm vụ đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tình hình thực tiễn cho thấy nhiều bài học quan trọng đối với việc tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân trong phòng ngừa hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ cần thiết, và thường xuyên đặt ra.
Việc đấu tranh kiên quyết với những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc là thể hiện thái độ chính trị, quan điểm trước sau như một đối với các thế lực thù địch, phản cách mạng nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và ổn định chính trị để phát triển đất nước. Đây là nhiệm vu chung của hệ thống chính trị, song mỗi ngành, mỗi cấp phải xác định nhiệm vụ hoạt động của mình góp phần vào thực hiện có hiệu quả quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ở nước ta.