Vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc trong quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 53)

- Đối tượng: Người tập và VĐV nghiệp dư đang sinh sống, công tác và học tập trên mọi miền của Tổ quốc.

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 Mục đích:

3.1.2. Vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc trong quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở

Nhà nước về dân tộc trong quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở

Đây là nội dung quan trọng đối với công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch khu vực trung du, miền núi và vùng dân tộc. Công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch khu vực trung du, miền núi và vùng dân tộc là một nội dung góp phần thực hiện các mục tiêu, nội dung trong giải quyết các vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Từ các vấn đề có tính lý luận, quan điểm, đường lối về dân tộc trên đây, việc vận dụng vào công tác quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở, cán bộ công chức văn hóa xã cần chú trọng các nội dung sau:

- Một là, từng bước nâng cao nhận thức của bản thân về văn hóa, tập quán của

các dân tộc trên địa bàn xã; coi các dân tộc là đối tượng tác động của hoạt động quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa có những nét chung và có những nét đặc thù.

- Hai là, thường xuyên coi trọng các yếu tố đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng, thương yêu, tương trợ trong các hoạt động quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch. Các nội dung trên vừa là mục tiêu, vừa là phương châm, nguyên tắc trong quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn xã.

- Ba là, mỗi dân tộc, địa phương đều có bản sắc văn hóa, tập quán, nếp sống

riêng, do vậy trong quá trình quản lý và tổ chức các hoạt đông văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch phải vừa kết hơp các giá trị truyền thống với yêu cầu mới trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Có như vậy mới tạo được sự đồng thuận cao và phát triển bền vững.

- Bốn là, biết vận dụng (lập kế hoạch và tham mưu, tư vấn) một cách sáng tạo,

phù hợp các chủ trương chính sách dân tộc vào thực tiễn quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch vào thực tiễn tình hình trên địa bàn xã.

- Năm là, xây dựng mạng lưới cộng tác viên, người có uy tín, già làng trưởng

bản...là người các dân tộc trên địa bàn xã để nắm tình hình và thực hiện các nội dung quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã.

- Sáu là, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương tham mưu với chính

quyền, cấp ủy tổ chức ngày văn hóa có thể trên quy mô xã, quy mô liên xã hoặc cấp huyện để tôn vinh văn hóa các dân tộc trên địa bàn, động viên tinh thần đoàn kết, lao động sản xuất và tàng cường quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn huyện và xã.

- Bảy là, tham mưu tư vấn cho chính quyền, cấp ủy quán triệt các nguyên tắc,

quan điểm, đường lối về dân tộc đối với các thiết chế văn hóa trên địa bàn xã để có tầm nhìn và ý thức chính trị đáp ứng các mục tiêu văn hóa, kinh tế-xã hội trên địa bàn xã. Mọi hoạt động của các thiết chế văn hóa không chỉ là theo chức năng, dịch vụ...mà cần ý thức về mục tiêu chính trị cao cả của vấn đề đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)