ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 158)

- Lý thuyết; 4 tiết; Thảo luận: 4 tiết

3. Vận dụng nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong quản lý và tổ chức các hoạt động trên địa bàn xã

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG

PHẠM VĂN AN Ths. HOÀNG THỊ LÂM Thời lượng: 8 tiết(*)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: 1. Mục đích:

- Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã khu vực đồng bằng.

- Biết vận dụng kiến thức cơ bản về thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã khu vực đồng bằng vào hoạt động quản lý và tổ chức ở địa phương mình .

2. Yêu cầu: Học viên nắm được kiến thức cơ bản về thực hiện phong trào toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã khu vực đồng bằng, đồng thời ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn ở địa phương.

B. NỘI DUNG

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (sau đây viết tắt là TDĐKXDĐSVH) là một trong bốn nhóm giải pháp lớn được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục văn hóa; huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, cơ sở tham gia xây dựng đời sống văn hóa.

Từ khi phát động (năm 2000) đến nay, Phong tràoTDĐKXDĐSVH đã được triển khai thực hiện ngày càng sâu rộng trong cả nước, thu hút được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể; đặc biệt được sự tham gia hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong cả nước.

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH (2000- 2010) đã khẳng định: Phong trào đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, hình thành nhân cách con người Việt Nam theo 5 đức tính nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII); xây dựng gia đình, cộng đồng dân cư; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc; xây dựng, phát triển các thiết chế và phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng. Đồng thời, Phong trào TDĐKXDĐSVH đã phát huy các yếu tố văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng Phong trào TDĐKXDĐSVH để các nội dung văn hóa của phong trào ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp nhân dân, toàn thể xã hội, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong ý thức xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống và xây

dựng đời sống văn hóa cơ sở được nhân dân coi trọng, nhận thức đúng đắn quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng ta về Phong trào TDĐKXDĐSVH.

Chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào trước hết là chức trách, nhiệm vụ của hệ thống Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH các cấp, trong đó có cấp xã. Thực hiện tốt Phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn xã, chính là thực hiện tốt nhiệm vụ, nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; hơn nữa, tạo ra một cơ chế hiệu lực trong việc thu hút, tập hợp mọi nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; phát huy hiệu quả đầu tư, hỗ trợ ngân sách Nhà nước, đi đôi với đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa văn hóa.

Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về Phong trào DĐKXDĐSVH, nhất là nắm vững quy trình và nâng cao kỹ năng tổ chức thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH cho Ban Chỉ đạo Phong trào cấp xã, trước hết là công chức văn hóa-xã hội xã, thành viên thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH xã là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)