Nội dung và phương thức hoạt động

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 163)

- Lý thuyết; 4 tiết; Thảo luận: 4 tiết

2. Quy trình, kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn xã

2.1.3. Nội dung và phương thức hoạt động

a) Nội dung hoạt động

- Xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào dài hạn (5 năm), ngắn hạn (1 hoặc 2 năm) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.

- Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, xây dựng chương trình hoạt động cụ thể hàng tháng, hàng quý để triển khai thực hiện.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo tại các tổ chức, đoàn thể, đơn vị, thôn (làng, ấp, bản) trên địa bàn xã.

- Đề ra các giải pháp cụ thể, mang tính khả thi nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết những vấn đề hiện bức xúc trong đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn, đồng thời huy động các nguồn lực, tập hợp lực lượng ở xã tham gia thực hiện phong trào.

- Chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản cộng đồng, Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

b) Phương thức hoạt động

- Họp giao ban Ban Chỉ đạo: Định kỳ họp 1 tháng/lần; những nơi không có điều

kiện, họp 3 tháng/lần.

Thành phần họp: Thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH xã, gồmTrưởng thôn (làng, ấp, bản) hoặc Trưởng Ban công tác mặt trận ở khu dân cư; mời lãnh đạo xã và đại diện các tổ chức có liên quan tham dự.

Nội dung họp: Nghe các đại biểu báo cáo tình hình thực hiện phong trào; đề xuất và kiến nghị; Ban Chỉ đạo thảo luận; Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận, ra thông báo để triển khai thực hiện.

- Hội nghị sơ kết, tổng kết phong trào hàng năm

Kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện phong trào hàng năm; đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện phong trào năm sau.

Khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc thực hiện phong trào.

- Hội nghị, hội thảo chuyên đề

Mục đích, yêu cầu: Phát hiện kịp thời những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung chủ yếu, những hoạt động lớn và những vấn đề nổi cộm hoặc có nhiều khó khăn vướng mắc đặt ra từ thực tiễn thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH ở xã.

Ban Chỉ đạo xã xây dựng báo cáo đề dẫn về những nội dung cần thực hiện tại hội nghị, hội thảo chuyên đề; định hướng sự quan tâm của các ngành, đoàn thể, các cộng đồng dân cư.

Xây dựng các báo cáo tham luận và chuẩn bị ý kiến phát biểu của đại biểu tham dự hội nghị, hội thảo.

Triển khai thực hiện kết quả hội nghị, hội thảo: Trên cơ sở những ý kiến đó thống nhất cơ bản, Ban Chỉ đạo xã nghiên cứu, vận dụng và xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; kế hoạch tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị làm rõ những nội dung, vấn đề còn đang có nhiều ý kiến khác nhau.

Đối tượng kiểm tra: Thôn (làng, ấp, bản), cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Nội dung kiểm tra: Thực hiện kế hoạch triển khai phong trào của Ban Chỉ đạo xã; thực hiện việc công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phong trào, theo quy định tài chính hiện hành; kiểm tra đột xuất khi có vấn đề xảy ra, hoặc đơn thư, tố giác, khiếu nại của cán bộ và nhân dân về các nội dung có liên quan đến Phong trào TDĐKXDĐSVH.

- Báo cáo, thống kê

Các thôn (làng, ấp, bản), cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và thành viên Ban Chỉ đạo xã, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện phong trào về Thường trực Ban Chỉ đạo xã 6 tháng/lần (theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo xã).

Ban Chỉ đạo xã tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện phong trào của xã về Ban Chỉ đạo phong trào cấp huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã 1 năm/lần, vào cuối tháng 11 hàng năm (theo mẫu báo cáo được ban hành).

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức cấp xã_Phần Kiến thức chung (Trang 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)