Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Hợp tác kinh tế giai đoạn 20062010. Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.4.Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

doanh nghiệp

1.1.4.1. Nguồn vốn tự tài trợ

1) Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp. Nguồn vốn này có vai trò đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển càng lớn càng tăng tính tự chủ của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn khác, đồng thời làm giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư.

2) Nguồn huy động từ lợi nhuận giữ lại, thặng dư vốn:

Lợi nhuận giữ lại là nguồn để tái đầu tư tăng thêm vốn cho hoạt đông đầu tư phát triển. Lợi nhuận gửi lại được tích luỹ qua các năm hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn thặng dư vốn phát sinh chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá thị trường của cổ phiếu cũng là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

3) Nguồn huy động từ quĩ khấu hao tài sản cố định: Là nguồn vốn được hình thành từ việc trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.

4) Phát hành cổ phiếu: Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Có hai loại cổ phiếu được phát hành:

* Cổ phiếu ưu đãi: là cổ phiếu có một số đặc quyền ưu đãi so với cổ phiếu thường, như ưu đãi về quyền bổ phiếu, ưu đãi về thứ tự ưu tiên chi trả cổ tức... Do đó, cổ phiếu ưu đãi thường được phát hành chủ yêu cho các cổ đông truyền thống để tránh nguy cơ thôn tính hay sáp nhập vì việc chuyển nhượng cổ phiếu ưu đãi bị giới hạn hơn so với cổ phiếu thông thường.

Đặc điểm cơ bản của cổ phiếu ưu đãi là cổ tức chi trả cho các cổ đông cố định. Cổ đông không được quyền hưởng thu nhập thặng dư như cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi để huy động vốn trong trường hợp muốn giảm chi phí vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ gặp phải áp lực chi trả cổ tức ưu đãi mạnh hơn vì cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi được quyền trả cổ tức trước các cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường. Thậm chí nếu thu nhập sau thuế của doanh nghiệp chỉ đủ để trả cổ tức ưu đãi thì doanh nghiệp không phải trả cổ tức cho cổ phiếu thường. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vẫn phải có trách nhiệm chi trả cổ tức ưu đãi vào năm sau nếu năm sau có lãi.

* Phát hành cổ phiếu thường:

Sự khác biệt cơ bản giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường là cổ phiếu thường không những được chi trả cổ tức với tỷ lệ doanh nghiệp cam kết khi phát hành mà các cổ đông còn có quyền hưởng thu nhập thặng dư nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi nhiều hơn dự kiến. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đầu tư vào cổ phiếu thường có rủi ro cao hơn so với cổ phiếu ưu đãi nên các cổ đông đòi hỏi lãi suất cao hơn. Do đó, đối với doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu thường sẽ phải trả chi phí cao hơn khi phát hành cổ phiếu ưu đãi.

1.1.4.2. Nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài Nguồn tài trợ từ bên ngoài bao gồm:

1) Vốn tín dung Ngân hàng Thương mại, vốn vay Ngân hàng Đầu tư phát triển: Đây là nguồn tài trợ quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có hạn chế về điều kiện tín dụng, các biện pháp bảo đảm tiền vay và sự kiểm soát của tổ chức cho vay về mục đích sử dụng và tình hình sử dụng vốn.

2) Thuê mua tài chính: Là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Thuê mua tài chính là hình thức trong đó người cho thuê mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Người thuê sử dụng tài sản và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn

cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận giữa hai bên.

3) Tín dụng thương mại: Là nguồn tài trợ một phần nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp.

4) Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp bằng các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà cơ cấu và đặc trưng của nguồn vốn có thể khác nhau, có thể nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển là nguồn tự tài trợ hình thành từ vốn chủ sở hữu, khấu hao cơ bản, tích luỹ từ lợi nhuận để lại, hoặc doanh nghiệp huy động vốn bổ sung thông qua các nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Hợp tác kinh tế giai đoạn 20062010. Thực trạng và giải pháp (Trang 27)