II. Các Công ty con:
1 Số lao động (người) 995 2.047 2.02 2.62 2
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động đầu tư phát triển tại COECCO giai đoạn (2006-2010)
COECCO giai đoạn (2006-2010)
2.3.3.1. Những hạn chế
Hoạt động đầu tư phát triển bên cạnh những thành tựu vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư trong cả giai đoạn, đó là:
Thứ nhất, nguồn vốn dành cho đầu tư còn hạn chế
Với nguồn vốn chủ sở hữu của COECCO là 500 tỷ đ, trong khi nhu cầu giải ngân vốn cho các dự án mà COECCO đã và đang triển khai trong giai đoạn 2006-2010 và chuyển tiếp cho giai đoạn 2010-2015 là rất lớn, do vậy COECCO bị mất cân đối nghiêm trọng nguồn vốn cần huy động cho hoạt động đầu tư phát triển.
Thời gian qua, các phương thức huy động vốn còn chưa đa dạng, linh hoạt, nguồn vốn chủ yếu vẫn là vốn tự tài trợ với lượng vốn rất khiêm tốn. Vốn tài trợ từ bên ngoài thì chủ yếu là vốn vay ngân hàng thương mại, vốn huy động từ thị trường chứng khoán chưa trở thành kênh huy động vốn chủ lực của Tổng công ty. Nguồn vốn hạn chế trong khi các dự án sản xuất thi
công xây lắp, xây dựng đang tiến hành đều đòi hỏi nguồn vốn lớn, do vậy, một vài dự án bị trì hoãn vì vốn giải ngân chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty.
Thứ hai, cơ cấu đầu tư chưa thật cân đối, chất lượng đầu tư còn thấp
* Đầu tư cho đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ mặc dù đã được chú trọng nhưng vẫn chưa theo kịp trình độ công nghệ của các nước tiên tiến. Trang thiết bị của COECCO phần lớn thuộc thế hệ cũ, trình độ công nghệ ở mức độ thấp hoặc trung bình, lại thiếu đồng bộ, mức độ tự động hoá thấp, quy mô sản xuất nhỏ.
* Về đầu tư cho hạ nguồn sản xuất thành phẩm, COECCO mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dài (thanh và dây) phục vụ chủ yếu cho xây dựng thông thường.
* Đầu tư cho tài sản vô hình của COECCO còn chưa thực sự được chú trọng:
* Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa bài bản, vững chắc, không có được một chiến lược nhân sự rõ ràng đáp ứng cho các dự án lớn đang triển khai, trình độ của người lao động không đồng đều, thiếu hụt đội ngũ cán bộ chuyên sâu, số người được đào tạo về công nghệ luyện kim, sản xuất thi công xây lắp, xây dựng chiếm tỷ lệ khá nhỏ.
* Hoạt động nghiên cứu thị trường thi công xây lắp, xây dựng, sản xuất công nghiệp chưa thực sự có hiệu quả. Việc mở rộng thị trường sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng còn diễn ra chậm, đầu tư cho hoạt động dịch vụ hậu mãi còn chưa được chú trọng thoả đáng, đầu tư cho xây dựng thương hiệu, hoạt động quảng cáo, khuyến mại của Tổng công ty chưa thực sự được quan tâm.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 của COECCO chưa cao do đầu tư còn chưa thực sự trọng tâm, trọng điểm và cơ cấu đầu tư còn
mất cân đối. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư giải ngân còn chậm, nhất là nguồn vốn vay Ngân hàng thương mại và nguồn vốn Ngân sách cấp, do vậy nhiều dự án, hạng mục công trình bị kéo dài tiến độ, không hoàn thành đưa vào sử dụng đúng kế hoạch.
Ngoài ra, sự phân cấp trong đầu tư trong toàn hệ thống còn chưa mạnh dạn, sự phối hợp giữa các khâu, các bộ phận còn chưa ăn khớp, bên cạnh đó, chất lượng quản lý hoạt động đầu tư còn chưa cao. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế, vốn đầu tư phát huy tác dụng còn chậm và hiệu quả không cao. Do vậy, bình quân chi phí sản xuất tại các công ty con của COECCO vẫn cao hơn so với mức bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành trong cả nước, việc cải thiện hiệu quả vận hành (sản lượng và hiệu suất) cũng không mang lại nhiều tác dụng, vì vậy chi phí hiện tại của COECCO còn cao hơn so với phần lớn thi công xây lắp, xây dựng của các doanh nghiệp cạnh tranh trên địa bàn.
2.3.3.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
1) Hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật về đầu tư, quản lý đầu tư trong giai đoạn vừa qua còn có nhiều thay đổi, một số văn bản còn chồng chéo hoặc chưa rõ ràng, thủ tục hành chính phức tạp. Do vậy, quá trình triển khai đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với một Tổng công ty Nhà nước như COECCO. Bên cạnh đó, nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là vốn vay từ Ngân hàng thương mại với sự phụ thuộc vào tình hình khó khăn chung trong huy động vốn nên quá trình giải ngân vốn sẽ phức tạp hơn và chậm hơn so với việc giải ngân từ các nguồn vốn khác.
2) Các chính sách của Chính phủ về thuế, về xuất nhập khẩu hàng hóa.. đã tác động rất lớn đến hoạt động đầu tư phát triển của một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây lắp và sản xuất công nghiệp như TCT.
3) Tình trạng lạm phát tăng cao trong nước và trên thế giới, sự khó khăn trong công tác huy động vốn vay trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định đầu tư phát triển của TCT. Nhiều dự án lớn của TCT đã bị chậm tiến độ hoặc bị lùi thời điểm triển khai như Dự án tổ hợp khu chung cư, biệt thự và trung tâm thương mại Coecco, dự án Khu trung tâm thương mại, nhà văn phòng Coecco..
4) Địa bàn hoạt động thi công xây lắp của TCT ở vùng núi cao hiểm trở, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, tình hình an ninh chính trị chưa ổn định cũng là một nguyên nhân cản trở hoạt động đầu tư phát triển của TCT trong thời gian vừa qua.
* Nguyên nhân chủ quan
1) Do các nguyên nhân nội tại, trong đó phải nói đến cơ chế quản lý của Tổng công ty Nhà nước đặc biệt là trong Quân đội còn nhiều bất cập, từ quyền tự chủ tuyển chọn nhân sự, điều hành doanh nghiệp, đến tài chính, giá cả, tiền lương... vì vậy, công tác tổ chức quản lý điều hành nói chung và hoạt động đầu tư phát triển nói riêng của COECCO chuyển biến còn chậm. Dù phần lớn các công ty trực thuộc COECCO đã được cổ phần hóa và hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhưng từ Công ty mẹ cho đến các công ty con có vốn cổ phần chi phối của Nhà nước đều chưa có điều kiện thay đổi cơ bản trong quản trị công ty, một phần do Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn trong các DN đã cổ phần hóa. Do vậy, hiệu quả hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung của COECCO chưa tương xứng với qui mô.
2) Nguồn lực tài chính còn thiếu hụt, chưa đáp ứng đủ và kịp thời cho các dự án dang triển khai do chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc huy động đa dạng mọi nguồn vốn tài trợ phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển.
3) Cơ cấu đầu tư phát triển còn mất cân đối do giai đoạn 2006-2010 COECCO đã chưa kịp thời đưa ra chiến lược đầu tư phát triển vào ngành
nghề trọng yếu để tạo sự phát triển bền vững, do vậy, trong chừng mực nào đó đã bỏ lỡ thời cơ nâng cao kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty.
4) Chất lượng quản lý hoạt động đầu tư chưa cao
Về công tác chuẩn bị đầu tư còn nhiều điểm bất cập do hạn chế về khả năng phân tích dự báo để đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn và kịp thời. Ngoài ra, chất lượng quản lý hoạt động đầu tư của COECCO xét trên các mặt khác như trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác đầu tư, về công tác giám sát đầu tư, quyết toán đầu tư còn nhiều tồn tại cần phải điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư hơn nữa trong thời gian tới, để khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có của Tổng công ty một cách tốt nhất.
5) Chất lượng nguồn nhân lực của TCT trong thời gian vừa qua mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực thi công xây lắp và sản xuất công nghiệp. Mức độ thu hút lao động chó trình độ chuyên môn giỏi còn hạn chế do địa bàn hoạt động của TCT trải khắp trên nhiều vùng miền trên cả hai nước Việt Nam và Lào.
CHƯƠNG 3