II. Các Công ty con:
1 Số lao động (người) 995 2.047 2.02 2.62 2
3.4.1. Giải pháp về tăng cường huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển
Để thực hiện thành công định hướng đầu tư trong giai đoạn này, đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiến độ kế hoạch thì COECCO phải có các giải pháp vốn như sau:
Thứ nhất, sử dụng tối đa nguồn vốn tự có cho đầu tư phát triển: Đây là nguồn vốn có tính chủ động cao, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn so với vốn tín dụng. Vấn đề này sẽ khá thuận lợi do kết thúc năm 2010, COECCO đã hoàn thành xong việc chuyển sang loại hình Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. TCT sẽ chủ động hơn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc bổ sung vốn từ lợi nhuận tích lũy trong toàn hệ thống COECCO của các năm trước cũng như từ lợi nhuận để lại trong giai đoạn
(2010-2015) (của Công ty mẹ, công ty con, Công ty liên doanh và liên kết), mà như đã phân tích cho giai đoạn (2006-2010) thì ta có thể thấy rằng trong giai đoạn (2010-2015), COECCO sẽ có tích lũy vốn đáng kể cho đầu tư phát triển từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thứ hai, giải pháp về hợp tác đầu tư: Với đặc điểm ngành thi công xây lắp, xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, trong điều kiện các nguồn lực nội tại của tổng công ty còn hạn chế thì việc hợp tác trong nước và quốc té đẻ thu hút vốn đầu tư phát triển có một vai trò hết sức quan trọng. Việc thu hút vốn sẽ giúp COECCO tăng cường về nguồn lực, công nghệ, phương pháp, kinh nghiệm quản lư và tiệp cận thị trường tiên tiến.
Thứ ba, vay vốn dài hạn của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng để tài trợ vốn cho các dự án. Các dự án của COECCO là những dự án có tính khả thi cao và trong quá khứ, nguồn vốn này cũng đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn tài trợ cho đầu tư phát triển. Do vậy, việc vay vốn dài hạn từ các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước cũng là giải pháp có tính khả thi cao trong tương lai. Tuy nhiên, huy động nguồn vốn này đòi hỏi chi phí vốn lớn do lãi suất huy động thường cao (hiện nay là >15%). Vì thế COECCO cần xác định một cơ cấu vốn vay sao cho chi phí vốn vay là hợp lý nhất từ đó tăng hiệu quả đầu tư.
Thứ tư, trong trường hợp cần thiết COECCO cũng cần phải có những sự hỗ trợ đặc biệt từ Nhà nước để tiếp cận các nguồn vốn vay từ các chính phủ, các tổ chức như ODA, ADB, IMF…hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu ra nước ngoài,… để huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Thứ năm, tận dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng đối với ngành Thi công xây lắp, xây dựng, một ngành có suất đầu tư lớn và hiệu quả đầu tư thấp hơn những ngành khác. Với những dự án lớn phải nhờ sự hỗ trợ của nguồn vốn này với chi phí
vốn được Nhà nước ưu đãi thì ngành Thi công xây lắp, xây dựng mới có cơ hội đầu tư vào những sản phẩm thi công xây lắp, xây dựng đặc chủng mà từ trước đến nay vẫn phải nhập khẩu, ngành thi công xây lắp, xây dựng trong nước chưa tự sản xuất được vì không đủ tiềm lực về vốn đầu tư;
Thứ sáu, tranh thủ nguồn vốn Ngân sách tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển tuyến biên giới để thực hiện các mục tiêu về đầu tư phát triển của TCT.
Với việc đa dạng hoá cách thức huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm giảm tính rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, COECCO cần phát huy được những mặt mạnh và khắc phục những yếu điểm của mỗi nguồn vốn. Đối với mỗi nguồn vốn cần có một phương án thu hút riêng, tuy nhiên dù huy động dưới bất kỳ hình thức nào thì uy tín và hiệu quả kinh doanh vẫn là yếu tố mang tính chất quyết định đến khả năng thành công của phương án huy động đó.