II. Các Công ty con:
1 Số lao động (người) 995 2.047 2.02 2.62 2
3.1.3.1. Mục tiêu tổng quát
- Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực trên cơ sở đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh.
- Thực hiện đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp theo chủ trương, kế hoạch của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân khu phù hợp với tình hình phát triển và yêu cầu nhiệm vụ của Công ty.
- Tập trung đầu tư, xây dựng các Công ty Nhà nước đầu tư 100% vốn ở Lào để tạo thế đứng chân lâu dài, thực hiện tốt nhiệm vụ Quốc phòng - An
ninh; xây dựng thương hiệu mạnh và có thể cạnh tranh trên thị trường. Chú trọng phát triển ngành khoáng sản và cây công nghiệp để sớm trở thành ngành chủ đạo của Công ty.
- Đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn phát triển ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập và việc làm của người lao động luôn được đảm bảo, đời sống người lao động ngày càng được nâng lên. Đảm bảo mức tăng tiền lương bình quân hàng năm cao hơn mức trượt giá. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao, nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngang tầm với nhiệm vụ.
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể theo từng đơn vị của TCT
1. Công ty Hợp tác kinh tế:
a. Trung tâm Đào tạo và Xuất khẩu lao động:
- Thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động ra nước ngoài: Đa dang hoá thị trường xuất khẩu lao động, tăng đầu tư vào khai thác thị trường mới để thâm nhập vào các thị trường mới có thu nhập cao, đòi hỏi lao động đã qua đào tạo như Séc, UAE, Nhật, Mỹ, ….Đồng thời củng cố duy trì thị trường cũ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
- Xây dựng đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị mở rộng lĩnh vực hoạt động sang đào tạo nghề và cung cấp lao động cho các khu công nghiệp trong nước và thị trường lao động xuất khẩu. Tổng mức đầu tư từ năm 2009 đến năm 2015 dự kiến 7.041 triệu đồng.
- Tích cực làm công tác chuẩn bị để thực hiện cổ phần hoá và thu hút các nguồn vốn đầu tư, …
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 4.071 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 7.378 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 1.066 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 3.151 triệu đồng.
b. Xí nghiệp SXVLXD Hồng Lam:
- Sản xuất vật liệu xây dựng: Không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và mở rộng mặt hàng sản phẩm kể cả kinh doanh thương mại nhóm hàng vật liệu xây dựng để phấn đấu trở thành đơn vị đứng đầu về cung cấp vật liệu xây dựng ở miền Trung. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ, chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh.
- Nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng mới, tập trung đầu tư các dây chuyền tiên tiến, hiện đại để tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Tổng mức đầu tư từ năm 2009 đến năm 2015 dự kiến 21.130 triệu đồng.
- Tích cực làm công tác chuẩn bị để thực hiện cổ phần hoá và thu hút các nguồn vốn đầu tư, …
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 30.000 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 100.000 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 2.200 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 6.194 triệu đồng.
c. Xí nghiệp Rà phá bom mìn:
- Phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài đơn vị làm công tác thị trường, phát huy thị trường truyền thống, tích cực mở rộng thị trường mới.
- Từng bước đầu tư hiện đại hoá các trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đầu tư mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng, tạo uy tín và thương hiệu của đơn vị. Tổng mức đầu tư từ năm 2008 - 2015 dự kiến từ 13.000 - 16.000 triệu đồng.
- Tích cực làm công tác chuẩn bị, đầu tư thêm máy móc thiết bị và nhân lực để tiến tới thành lập Trung tâm rà phá bom mìn vật nổ & Xử lý môi trường.
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 19.058 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 30.692 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 4.860 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 7.827 triệu đồng.
d. Công ty Lam Hồng:
- Đẩy mạnh công tác thị trường đảm bảo xuất khẩu trực tiếp với các đối tác nước ngoài và tập trung tìm kiếm nguồn gỗ đầu vào hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Kinh doanh gỗ thương mại vừa tạo nguồn sản xuất vừa tăng hiệu quả kinh doanh cho đơn vị, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Tích cực làm công tác chuẩn bị để thực hiện cổ phần hoá và thu hút các nguồn vốn đầu tư, …
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 38.882 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 68.975 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 1.900 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 3.876 triệu đồng.
e. Các hoạt động khác: Tập trung tìm kiếm các cơ hội và tiến hành đầu tư trên các lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng các khách sạn ở Lào và ở thành phố Huế; đầu tư xây dựng các thuỷ điện ở Lào; đầu tư bất động sản ở Việt Nam; đầu tư trồng cây công nghiệp ở Việt Nam; đầu tư sản xuất phân bón vật tư nông nghiệp; đầu tư tìm kiếm, sản xuất các loại vật liệu mới; đầu tư tài chính trên các thị trường chứng khoán; …
2. Công ty Xây dựng Coecco - Lào:
- Tích cực phát huy thị trường truyền thống trên đất Bạn Lào, khai thác tốt thị trường có vốn do Chính phủ Việt Nam viện trợ. Mở rộng thị trường tại Việt Nam, tiến tới tăng dần tỷ trọng thị trường ở Việt nam. Hợp tác liên danh liên kết với các đối tác có đủ năng lực để tham gia đấu thầu và nhận thầu các
công trình có qui mô lớn và yêu cầu về chất lượng. Chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề.
- Đầu tư tăng năng lực để Công ty Xây dựng Coecco Lào phát triển tạo thế đứng chân lâu dài trên đất bạn. Đầu tư máy móc thiết bị thi công tiên tiến, công nghệ mới đồng bộ nhằm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tổng mức đầu tư từ năm 2009 đến năm 2015 dự kiến 66.550 triệu đồng.
- Đào tạo, tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ quản lý, chuyên môn giỏi để ứng dụng các trang thiết bị tiên tiến vào thi công, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty.
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 210.000 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 400.000 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 10.050 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 20.000 triệu đồng.
3. Công ty Chế biến gỗ:
- Đẩy mạnh công tác thị trường đảm bảo tăng dần tỉ trọng gỗ chế biến sâu để xuất khẩu ra nước thứ 3 và tập trung tìm kiếm nguồn gỗ đầu vào hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Đầu tư bổ sung máy móc thiết bị khai thác, chế biến nhằm tăng năng lực sản xuất, chế biến, mở rộng lĩnh vực kinh doanh và xây dựng thương hiệu.
- Đào tạo, tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ quản lý, chuyên môn giỏi để ứng dụng các trang thiết bị tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty.
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu (tính theo tỉ lệ 49% vốn góp) đạt 35.005 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 56.375 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận (tính theo tỉ lệ 49% vốn góp) đạt 3.335 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 5.372 triệu đồng.
- Hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh Thạch cao để xác định thị phần tiêu thụ ổn định. Tăng cường đẩy mạnh công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm Thạch cao đã qua chế biến. Hợp tác, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp có năng lực để đầu tư vào tìm kiếm, khảo sát, khai thác, tiêu thụ các khoáng sản khác.
- Đầu tư bổ sung máy móc thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản; đầu tư tìm kiếm khảo sát, thăm dò các loại khoáng sản khác nhằm tăng năng lực sản xuất, chế biến, mở rộng lĩnh vực kinh doanh và xây dựng thương hiệu của đơn vị. Tổng mức đầu tư từ năm 2009 đến năm 2015 dự kiến 78.900 triệu đồng. Tập trung vốn đầu tư cho Công ty Phát triển khoáng sản tạo thế đứng chân lâu dài với các dự án đầu tư như: Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến Thạch cao ở Lào, đầu tư Nhà máy luyện gang thép ở Lào dự kiến khoảng 200 tỷ đồng.
- Đào tạo, tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ quản lý, chuyên môn giỏi để ứng dụng các trang thiết bị tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty.
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 110.948 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 205.659 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 9.053 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 16.278 triệu đồng.
5. Công ty Phát triển miền núi:
- Tập trung công tác khảo sát, thuê đất (dự kiến 3.000 - 5.000 ha) để xây dựng các dự án kinh tế tạo thế đứng chân lâu dài như trồng các loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp như Cao su, gỗ Lát Mêxicô, Tếch… Tìm hiểu thị trường các loại sản phẩm chế biến gỗ và các sản phẩm nông nghiệp. Tìm kiếm thị trường để duy trì phát triển ngành nghề xây dựng.
bảo được khả năng thi công các công trình có yêu cầu cao về tiến độ và chất lượng. Đầu tư các dự án kinh tế tạo thế đứng chân lâu dài như: Hoàn thành đầu tư Nhà máy chế biến bột sắn vào năm 2009, dự án trồng và chế biến cây cao su,…. Tổng mức đầu tư từ năm 2009 đến năm 2015 dự kiến 272.785 triệu đồng. Ngoài ra Công ty Hợp tác kinh tế sẽ tập trung vốn đầu tư cho Công ty Phát triển miền núi tạo thế đứng chân lâu dài.
- Đào tạo, tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ quản lý, chuyên môn giỏi để ứng dụng các trang thiết bị tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty.
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 52.250 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 90.500 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 1.790 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 6.335 triệu đồng.
6. Công ty Thanh Sơn:
- Phát huy tốt thị trường truyền thống, tăng cường mối quan hệ và chăm sóc khách hàng; xây dựng chiến lược thị trường, cơ chế bán hàng hợp lý linh hoạt và có hiệu quả cho sản phẩm hiện tại và cho sản phẩm lò quay khi đi vào hoạt động, nhất là thì trường các tỉnh miền trung và thị trường nước Bạn Lào.
- Đầu tư cải tiến hệ thống lọc bụi của dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng để đảm bảo môi trường. Tập trung thực hiện tốt các giải pháp về vốn, đầu tư các hạng mục công trình của dự án nhà máy xi măng lò quay. Tổng mức đầu tư từ năm 2009 đến 2015 dự kiến 26.000 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 92.379 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 141.219 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 6.077 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 7.987 triệu đồng.
- Tích cực làm công tác chuẩn bị để thực hiện cổ phần hoá và thu hút các nguồn vốn đầu tư, …
- Xây dựng chiến lược sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; có chính sách thu hút lao động có chất lượng như chính sách tiền lương, môi trường làm việc và những chính sách ưu đãi khác.
7. Công ty Du lịch Trường Sơn:
- Tập trung xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh các giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu phù hợp với định hướng phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường nội địa và quốc tế.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở vật chất, nâng cao năng lực kinh doanh cho các đơn vị thành viên; kêu gọi đầu tư liên doanh liên kết mở rộng qui mô đầu tư khách sạn ở Lào; Phát triển thêm ngành nghề kinh doanh như vận chuyển khách, kinh doanh hàng hoá. Tổng mức đầu tư từ năm 2009 đến năm 2015 dự kiến 32.486 triệu đồng.
- Tích cực làm công tác chuẩn bị để thực hiện cổ phần hoá và thu hút các nguồn vốn đầu tư, …
- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong toàn Công ty. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động; cơ cấu nhân lực phù hợp theo định hướng phát triển của doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với các trung tâm đào tạo và các đơn vị kinh doanh du lịch khác. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút lao động có chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt tham gia vào phát triển doanh nghiệp.
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 22.824 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 45.907 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 1.000 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 3.500 triệu đồng.
8. Công ty CP Nhựa bao bì Vinh:
- Chú trọng, làm tốt công tác thị trường, quan hệ khách hàng, khai thác tối đa thị trường tiêu thụ sản phẩm coi đây là một trong những yếu tố quyết định hoàn thành các chỉ tiêu chiến lược đề ra.
- Về đầu tư: Phấn đấu từ năm 2008 đến năm 2010 huy động được 60-80 tỷ đồng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hoàn chỉnh việc lập hồ sơ dự án thuê đất; mở rộng mặt bằng sản xuất dự kiến 4-5 ha tại khu kinh tế Đông - Nam tỉnh Nghệ An; đồng thời sử dụng mặt bằng hiện có chuyển sang xây dựng khu chung cư, văn phòng cho thuê hoặc kinh doanh nhà nghỉ, nhà xưởng, kho bãi. Nghiên cứu, áp dụng đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến thiết bị kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào và tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
- Chủ động huy động và tranh thủ các nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất bằng cách thức như phát hành cổ phiếu, sử dụng vốn vay ưu đãi theo chính sách đầu tư của địa phương, huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ, công nhân viên, … Thực hiện xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, liên doanh liên kết để mở rộng sản xuất.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động; cơ cấu nhân lực phù hợp theo định hướng phát triển của doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với các trung tâm đào tạo; tổ chức các đoàn tham quan học hỏi trong và ngoài nước về công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút lao động có chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt tham gia vào phát triển doanh nghiệp.
- Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 208.096 triệu đồng và đến năm 2015 đạt 355.000 triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2010 lợi nhuận đạt 5.800 triệu đồng và đến năm