Những điểm yếu (W)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Hợp tác kinh tế giai đoạn 20062010. Thực trạng và giải pháp (Trang 101)

II. Các Công ty con:

3.3.2.Những điểm yếu (W)

1 Số lao động (người) 995 2.047 2.02 2.62 2

3.3.2.Những điểm yếu (W)

1) Trang thiết bị của một số công ty con trực thuộc COECCO thuộc thế hệ cũ, trình độ công nghệ ở mức độ thấp hoặc trung bình, thiếu đồng bộ, mức độ tự động hoá thấp, quy mô sản xuất nhỏ.

2) Bình quân chi phí sản xuất tại các công ty con của COECCO vẫn còn cao hơn so với mức bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong nước và trong khu vực.

3) Lãnh đạo sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo lộ trình còn chậm; các Công ty con chưa thực hiện đầy đủ quyền độc lập, tự chủ của mình; công tác quản lý điều hành và công tác thị trường ở một số đơn vị và cơ quan thiếu chủ động. Quản lý định mức Kinh tế - Kỹ thuật chưa chặt chẽ, giá thành một số sản phẩm còn cao, chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh của các Công ty trong tiến trình hội nhập còn yếu. Một số Công ty chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm.

4) Lãnh đạo và điều hành trong việc thực hiện mô hình quản lý Công ty mẹ - Công ty con giai đoạn đầu còn nhiều hạn chế, chưa tập trung đầu tư tăng

năng lực cạnh tranh cho các Công ty con; chưa tối ưu hoá lợi nhuận trong toàn tổ hợp.

5) Thực hiện các dự án đầu tư cho sản xuất xi măng lò quay; các dự án kinh tế đứng chân lâu dài của Công ty Phát triển miền núi triển khai còn chậm.

6) Công tác kế hoạch và thị trường mới chỉ tập trung vào mua gỗ, bán gỗ mà chưa chú ý đến chiến lược lâu dài; chưa quan tâm đến các sản phẩm khác của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, để một số đơn vị xuống cấp, thua lỗ.

7) Chưa có cơ chế chính sách cụ thể để thu hút lao động trình độ cao. Nguồn nhân lực của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong cạnh tranh hội nhập, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật và thợ giỏi.

8) Nguồn vốn dành cho đầu tư còn hạn chế, các phương thức huy động vốn còn chưa đa dạng, linh hoạt, qui mô vốn huy động còn quá khiêm tốn trong khi các dự án sản xuất thi công xây lắp, xây dựng mà COECCO dự kiến tiến hành trong thời gian tới đều đòi hỏi nguồn vốn lớn, các dự án đang tiến hành phải trì hoãn vì vốn rót quá ít hoặc quá chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

9) Tình trạng trình độ của người lao động không đồng đều, thiếu hụt đội ngũ cán bộ chuyên sâu, số người được đào tạo về công nghệ sản xuất thi công xây lắp, xây dựng chiếm tỷ lệ khá nhỏ, vì vậy khó khăn trong việc tiếp thu những công nghệ mới, năng suất lao động còn thấp.

10) Đầu tư cho Marketing của COECCO còn chưa thực sự được chú trọng, hoạt động nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu tiêu thụ thi công xây lắp, xây dựng chưa thực sự có hiệu quả, do vậy việc xây dựng chiến lược còn khó khăn. Việc mở rộng thị trường sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng còn diễn ra chậm, dẫn đến có thể bỏ lỡ cơ hội tìm được bạn hàng. Ngoài ra, đầu tư cho hoạt động dịch vụ với khách hàng còn chưa được chú trọng thoả đáng, đầu tư cho hoạt động quảng cáo, khuyến mại của Tổng công ty chưa thực sự được

quan tâm.

11) Đầu tư cho hệ thống tổ chức quản lý còn chưa được thoả đáng, do đó ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý. Một bộ phận quản lý vẫn còn ảnh hưởng tư duy của cơ chế quan liêu bao cấp cũ, còn ỷ lại không hiệu quả, chưa có sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng.

12) Hệ thống thông tin và quản lý thông tin còn chậm, không được chú trọng đầu tư phát triển. Do vậy mà thông tin đến được ban lãnh đạo nhiều khi bị nhiễu, bị chậm ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Hợp tác kinh tế giai đoạn 20062010. Thực trạng và giải pháp (Trang 101)