Nguồn vốn KH hàng năm 112,475 65,

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Hợp tác kinh tế giai đoạn 20062010. Thực trạng và giải pháp (Trang 64)

II. Các Công ty con:

2. Nguồn vốn KH hàng năm 112,475 65,

Tổng cộng 171,965 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Thị trường - TCT)

Qua bảng 2.5 cho chúng ta thấy, trong cơ cấu nguồn vốn tự tài trợ, nguồn vốn khấu hao hằng năm trong giai đoạn 2006-2010 là 112,475 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn 65,41% trong nguồn vốn tự tài trợ, trong khi nguồn vốn huy động từ chủ sở hữu là 59,49 tỷ đồng chiếm 34, 59%. Điều này cho thấy nguồn vốn này của TCT rất ổn định và phát triển vững chắc, không phụ thuộc nhiều vào việc huy động ở các nguồn khác. Điều này là một ưu thế cho Tổng Công ty trong việc đảm bảo nguồn vốn cho việc triển khai các dự án đầu tư thực hiện đúng tiến độ kế hoạch.

Sở dĩ Tổng công ty luôn duy trì được sự ổn định trong huy động nguồn vốn tự bổ sung là do kể từ sau khi tái cấu trúc lại Tổng Công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con vào năm 2007, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đã có bước tiến rõ rệt. Lợi nhuận hàng năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Điều này đảm bảo cho Tổng Công ty một nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển ổn định và tăng trưởng.

* Nguồn vốn huy động từ bên ngoài:

Đây là nguồn vốn lớn có vai trò quan trọng đến hoạt động đầu tư phát triển của Tổng Công ty. Qua nhiều năm, nhờ có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, Tổng Công ty Hợp tác kinh tế đã huy động được dòng vốn vay hữu hiệu phục vụ cho kế hoạch đầu tư phát triển của mình. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển trọng điểm của các đơn vị thành viên của Tổng Công ty.

Bảng 2.6: Nguồn vốn từ bên ngoài của TCT giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài

20,863 68,203 31,790 47,474 168,444

Tốc độ tăng trưởng - 226,91 -53,39 49,34 254,81

Có thể nói, nguồn vốn vay tín dụng là một nguồn vốn có tỷ trọng tương đối lớn (66,2%) so với nguồn vốn tự có (33,8%) trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Tổng Công ty. Trong những năm qua, nguồn vốn này có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2006, nguồn vốn vay huy động được là 20,863 tỷ đồng chiếm 32,16% tổng vốn đầu tư, nhưng đến năm 2010, nguồn vốn vay đã là 168,444 tỷ đồng, chiếm 88,53% tổng vốn đầu tư cả năm.

Sở dĩ nguồn vốn vay của Tổng công ty có xu hướng ngày càng tăng là do trong giai đoạn này, Tổng Công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang

công ty mẹ - công ty con đòi hỏi phải đầu tư trong nhiều lĩnh vực, nhu cầu về nâng cao năng lực máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tăng vọt. Ngoài ra, từ năm 2009 đến năm 2010, nhiều dự án đầu tư đi vào triển khai thực hiện như dự án đầu tư Nhà máy chế biến gỗ Viêng Thoong, dự án đầu tư dây chuyền chế biến đá dăm tại mỏ đá Kỳ Tân - Hà Tĩnh, thành lập mới Xí nghiệp xây dựng Coecco ... kéo theo nhu cầu tổng vốn đầu tư tăng mạnh. Nguồn vốn tự bổ sung không đáp ứng đủ, nguồn vốn vay ngày càng được khai thác đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các dự án.

Việc huy động được nguồn vốn vay đã mang lại nhiều lợi ích cho Tổng Công ty, tạo động lực mạnh mẽ cho hoạt động đầu tư phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này đang là điều cần phải quan tâm bởi vì việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn vay trong tổng vốn đầu tư sẽ gây nên áp lực trả nợ cao, có thể làm giảm thậm chí mất khả năng thanh toán, phá vỡ kế hoạch đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

* Nguồn vốn khác:

Ngoài hai nguồn vốn chủ yếu trên, Tổng Công ty cũng huy động vốn từ một số kênh khác. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ lệ thấp, có vai trò không lớn đối với hoạt động đầu tư của Tổng Công ty. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, trong khi phải chờ đợi các nguồn vốn lớn thì nguồn vốn này có tác dụng tức thời đáp ứng nhu cầu trang trải chi phí cho hoạt động đầu tư.

2.2.4. Tình hình thực hiện đầu tư phân theo nội dung đầu tư

Nhìn chung vốn đầu tư phân theo các nội dung đầu tư của Tổng công ty giai đoạn 2006-2010 nghiêng về đầu tư nâng cao năng lực thi công xây lắp và năng lực sản xuất công nghiệp. Có thể thấy điều đó qua số liệu về cơ cấu vốn đầu tư phân theo các nội dung đầu tư của COECCO giai đoạn 2006-2010, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.7: Vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư giai đoạn (2006-2010)

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Quy mô vốn đầu tư Tỷ trọng

1. Tổng vốn đầu tư 508,739 100

2. ĐT tăng năng lực thi công xây lắp 157,436 30,953. Đầu tư tăng năng lực sản xuất công nghiệp 270,398 53,15

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Hợp tác kinh tế giai đoạn 20062010. Thực trạng và giải pháp (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w