Thường xuyên tổ chức tư vấn, đối thoại giữa các bên liên quan, đặc biệt là

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 82)

biệt là giữa người lao động với doanh nghiệp

Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở Đà Nẵng cần tích cực tham gia với các cơ quan hữu quan, thực hiện cơ chế đối thoại thường xuyên nhằm phát triển và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Doanh nghiệp với đại diện của họ và người lao động trong doanh nghiệp cần có ý thức tìm hiểu về nhau, thay đổi cách nhìn, thái độ với bên kia. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để người lao động thành lập tổ chức đại diện tạo cơ hội thời gian để gặp gỡ trao đổi với người lao động hay đại diện của họ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của họ…

Ngoài ra, thông qua các hoạt động của mình, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng làm sao phải ngày càng gần gũi và được người lao động tin tưởng tìm đến. Và chính điều đó đã giúp Liên đoàn Lao động tìm hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của người lao động, trên cơ sở đó có căn cứ để đàm phán, yêu cầu người sử dụng lao động quan tâm, đáp ứng, giúp người lao động yên tâm làm việc, nâng cao năng suất cho đơn vị và thu nhập của cá nhân người lao động.

Chăm lo cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, không ai khác là công đoàn phải gần gũi, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động để tháo gỡ khó khăn cho họ. Đồng thời phải giúp họ nâng cao nhận thức để thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Cần chú trọng nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn phải thực sự làm vai trò trọng trách là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phối hợp với người sử dụng lao động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân lao động; đẩy mạnh thực hiện việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; theo tôi định kỳ 03 tháng một lần, tổ chức gă ̣p mă ̣t, đối thoại tại doanh nghiệp theo quy định.

Không đợi người lao động tìm đến mỗi khi đã xảy ra tranh chấp lao động, không đợi những lá đơn cầu cứu gửi đến, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng nên chủ động có kế hoạch, chương trình triển khai đến với người lao động bằng việc tổ chức tư vấn, đối thoại trực tiếp. Đây là cách làm hay, nội dung tư vấn, đối thoại xoay quanh về quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động như hợp đồng lao động, chế độ thôi việc, thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, giải quyết tranh chấp lao động…Hằng năm nên tổ chức ít nhất là 2 đến 3 buổi/1 năm đối thoại tư

vấn pháp luật hoặc trợ giúp pháp lí cho công nhân lao động. Thông qua các buổi đối thoại, công nhân lao động sẽ hiểu được các chế độ, chính sách cơ bản và biết cách bảo vệ mình trong mối quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)