Lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được nhà nước quy định để trả cho việc thực hiện công việc đơn giản nhất, nhẹ nhàng và trong điều kiện lao
động bình thường. Việc quy định mức lương tối thiểu căn cứ vào giá sinh hoạt đảm bảo cuộc sống tối thiểu mà người lao động có thể tạm sống được. Chính phủ là người công bố mức lương tối thiểu từng thời kỳ cho phù hợp với sự thay đổi của giá sinh hoạt đời sống thực tế, nhà nước khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động quy định mức lương cao hơn mức lương tối thiểu và cấm người sử dụng lao động quy định mức lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước công bố. Các quy định mức lương, người sử dụng lao động, phải dựa vào trình độ bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và mức lương của đơn vị khác tương đương; sức lao động mà người lao động bỏ ra; nhu cầu cuộc sống thực tế của người lao động; sự biến đổi của giá cả trên thị trường và các quyền lợi về dịch vụ bảo hiểm xã hội (Điều 46, BLLĐ 2012). Tại hội thảo diễn ra trong 2 ngày 18 – 19 tháng 12 tại Hà Nội, đã thảo luận kinh nghiệm thương lượng về vấn đề tiền lương; tổng quan các quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu và tiền lương thực tế; các chỉ số phát triển kinh tế hiện nay liên quan đến việc tăng cường và tăng chi phí cuộc sống; kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á trong việc xây dựng tiền lương tối thiểu; đề xuất về vai trò của công đoàn trong việc xác định những tác động của tiền lương tối thiểu lên các nhóm đối tượng…tiến hành thảo luận nhóm về việc xây dựng lộ trình nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc xây dựng tiền lương tối thiểu và tăng lương…[41].
Chương VII Bộ luật lao động quy định “tiền lương hoặc tiền công là một khoản thu nhập có được từ quá trình lao động của người lao động mà người sử dụng lao động phải trả trước hoặc sau một tháng làm việc” (Điều 44, BLLĐ 2012), người lao động làm cùng một công việc tương đương phải được hưởng lương và các thu nhập như nhau, cấm phân biệt nam nữ, nguồn gốc, tuổi tác, tín ngưỡng tôn giáo hoặc vị thế trong xã hội (Điều 45, BLLĐ 2012). Đối với qui định này mặc dù đã qui định không phân biệt nam nữ, độ tuổi nhưng hiện nay ở một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng đăng thông báo tuyển lao động nữ
không tuyển nam hoặc khi tuyển lao động thì qui định độ tuổi từ 18 tuổi đến 35 không nhận lao động lớn tuổi. Cứ theo tình hình như vậy thì người lao động ở độ tuổi từ 40 đến 55 có chiều hướng thất nghiệp gia tăng, do đó nhà nước cần đầu tư mở các phân xưởng có công việc phù hợp để tiếp nhận hoặc giải quyết việc làm cho người lao động ở độ tuổi trung niên này.
Để đảm bảo thu nhập đời sống cho người lao động, pháp luật lao động Việt Nam qui định mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho một lao động đơn giản, đồng thời cũng khuyến khích người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở mức cao hơn so với qui định của pháp luật. Bên cạnh đó người lao động không có nhiều cơ hội để thỏa thuận với người sử dụng lao động khi sự hiểu biết của người lao động còn hạn chế, cung lao động lớn hơn cầu, phần lớn người lao động lại không có tay nghề. Chính vì vậy mà pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều phải quy định mức lương tối thiểu để người lao động và người sử dụng lao động có sự thỏa thuận một mức lương cho phù hợp [32, tr.119].
Cần sửa đổi và quy định rõ thêm về tiền lương tối thiểu. Hiện nay Chính phủ đã ra Nghị định 182/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2013. Mức lương tối thiểu vùng qui định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01/01/2014. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014 tới đây như sau: Vùng I : 2.700.000đồng/ tháng; vùng II: 2.400.000đồng /tháng; vùng III: 2.100.000đồng/tháng. Cần có một điều luật trong BLLĐ tương tự như nghị định 182/ 2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 31/12/2013 để người sử dụng lao động nắm rõ bản chất và chức năng của tiền lương tối thiểu, từ đó không dùng mức lương này để trả cho những người lao động đã qua đào tạo. Qua khảo sát thị trường lao động cho thấy điều chỉnh lương sẽ tác động mạnh đến 4 triệu lao động tập trung trong các ngành như chế biến thủy sản, giày da, dệt may, sản phẩm nông nghiệp… Mặt khác, lương tăng kéo theo các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội… đều tăng.
Theo đó, các doanh nghiệp kiến nghị nên điều chỉnh lương tăng 300.000- 350.000 đồng/tháng, thay vì chọn mức cao nhất tăng 700.000 đồng/tháng [6].
Ngoài ra cần từng bước nâng cao mức lương tối thiểu, cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, phù hợp với nhu cầu đời sống và sinh hoạt hằng ngày của người lao động trên thực tế. Đó là việc tính lương và điều chỉnh lương phải dựa vào giá cả trên thực tế thị trường như: điện, nước, gạo, thịt, rau, dịch vụ khám chữabệnh, quần áo và các sinh hoạt khác trong cuộc sống gia đình. Hằng năm Chính phủ đều có trình Quốc hội tăng lương, nhưng bảng lương chưa tăng thì hàng loạt các mặt hàng, sản phẩm tiêu dùng đều tăng giá một cách chống mặt, làm bất ổn trong đời sống kinh tế của người lao động
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2012 tại Điều 91 đã quy định: “mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, lương tối thiểu được xác
định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng”. Qua khảo sát cho thấy
điều chỉnh lương sẽ tác động mạnh đến 4 triệu lao động tại tập trung trong các ngành như chế biến thủy sản, giày da, dệt may, sản phẩm nông nghiệp…
Bảng 2.1. Phƣơng án tính lƣơng tối thiểu vùng năm 2003
Nếu tính theo mức lương theo vùng như hiện nay chỉ tính riêng giá điện và nước cũng mất gần một phần ba lương: theo khảo sát, thực tế trong tháng 10 năm 2013, hiện nay hộ gia đình nhỏ nhất chi tiêu cho tiền điện trung bình là từ 300.000 đến 400.000 đ/1 tháng, giá nước máy trung bình từ 30.000 đ/1 tháng trở lên, thịt heo một cân là 90.000 đ, gạo tẻ 10.000 đ/lkg [6]. Như vậy, nói chung mức lương tối thiểu theo quy định nêu trên là chưa đủ. Ở đây, chưa nói đến các khoản sinh hoạt khác như bồi dưỡng sức khoẻ, cho con đi học và giá gửi trẻ em trong các trường tiểu học hoặc nơi nuôi dạy trẻ là tương đối cao, đối với trẻ em dưới 5 tuổi là trên 1.000.000 đ một cháu/1 tháng [6].
Như vậy, pháp luật chưa quy định cụ thể về lương tối thiểu để người sử dụng lao động có thể hiểu được là mức lương này chỉ dành cho những đối tượng lao động làm công việc đơn giản, thiếu chuyên môn bằng cấp. Điều đó cũng có thể do thiếu văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề này, thậm chí hiện nay cả văn bản hướng dẫn thi hành việc chi trả lương cho người lao động theo quy định chưa rõ ràng..Ở đây, không phải là cứ có luật thì phải có văn bản hướng dẫn, nhưng một khi luật không quy định chặt chẽ hoặc vấn đề nào không thể quy định trong luật thì chúng ta rất cần có các văn bản hướng dẫn trực tiếp thì mới có thể thực hiện đúng mục đích của pháp luật. Việc quy định lương tối thiểu của pháp luật lao động Việt Nam mặc dù đã được nhà nước quan tâm, điều chỉnh nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, để phục vụ cuộc sống hằng ngày của họ, phản ánh đúng được ý nghĩa và nhu cầu thực tế là phải đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của người lao động, có thể tái tạo ra sức lao động và phát triển duy trì được nòi giống.