Quy định về các trường hợp khấu trừ và tạm ứng tiền lương

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 52)

Bộ luật Lao động 2012 Việt Nam quy định: “trong trường hợp người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gậy thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng lương và bị khấu trừ hằng tháng không được quá 30%

lương hằng tháng của người lao động” (Điều101,130 BLLĐ 2012). Trong

trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi

thường. Như vậy, các quy định của pháp luật nêu trên đã có những ưu điểm nhất định khi quy định mức khấu trừ tối đa chỉ là 30%. Qui định này mục đích đảm bảo thu nhập, tiền lương cho người lao động và không bị ảnh hưởng bởi do lỗi hoặc bị rủi ro trong kinh doanh của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó còn đảm bảo đời sống cho người lao động, pháp luật cho phép người lao động được quyền tạm ứng lương khi gặp khó khăn, khi bị tạm đình chỉ công việc, khi bị tạm giữ và tạm giam (Điều 100, 129 BLLĐ 2012).

Theo Điều 100 BLLĐ người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện thỏa thuận của hai bên và được tạm ứng tiền lương với số ngày lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Theo nghiên cứu pháp luật lao động của một số nước quy định, trong trường hợp người lao động gặp khó khăn, túng thiếu khẩn cấp như: sinh con, ốm đau, bị tai nạn...được tạm ứng lương trước, người sử dụng lao động phải xem xét giải quyết theo yêu cầu của người lao động. Quy định này có phần thiên vị người lao động và chưa thực sự chú ý đến lợi ích của người sử dụng lao động. Cần sửa đổi bổ sung quy định trên theo hướng người sử dụng lao động có thể tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận.

Ngoài ra pháp luật Việt Nam cũng qui định: “người sử dụng lao động không được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại

do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị”. Do vậy mà người sử dụng lao động không

được khấu trừ tiền lương vô nguyên tắc, không được sử phạt bằng hình thức cúp lương mà chỉ được quyền khấu trừ lương trong trường hợp pháp luật cho phép như trừ lương để trả dần phần ứng, để bồi thường thiệt hại và người lao động đã gây ra. Trong trường hợp khấu trừ tiền lương, người lao động cũng sẽ được thông báo lý do bị trừ (Điều 101, BLLĐ 2012).

Tuy nhiên ở Việt Nam đối với một số công ty đầu tư nước ngoài, đa số công nhân chưa được bảo vệ triệt để về pháp luật, do công nhân còn có tư tưởng sợ mất việc, thất nghiệp nên chưa đòi hỏi quyền và lợi ích chính đáng của người lao động đối với các công ty, đơn vị sử dụng lao động phía nước ngoài. Mặc khác do chưa nắm chắc các qui định của pháp luật họ sẽ bị khấu trừ tiền lương một cách vô cớ, cho dù lỗi gây ra họ chỉ là một phần, phần còn lại là do điều kiện khách quan. Bên cạnh đó người lao động lại bất đồng về ngôn ngữ, hầu hết mọi việc đều phải thông qua thông dịch viên do đó mà cũng có phần hạn chế trong quá trình trao đổi và xử lí.

Để đảm bảo thu nhập và đời sống của người lao động pháp luật lao động quy định việc đảm bảo tiền lương, điều kiện đời sống văn hóa tinh thần của người lao động với những quy định cụ thể rõ ràng.

Một là, người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, trực tiếp đúng

thời hạn quy định. Nếu trong trường hợp không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương (Điều 96, BLLĐ 2012). Đây cũng là trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động. Mặt khác đảm bảo được quyền tự do sử dụng tiền lương và khả năng thực hiện các nhu cầu sinh hoạt đời sống hằng ngày của người lao động. Ngoài ra pháp luật quy định người sử dụng lao động đảm bảo trả lương cho người lao động ít nhất 01 tháng một lần (Điều 95, BLLĐ 2012). Quy định này nhằm bảo vệ người lao động không bị chiếm dụng tiền lương làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Hai là, pháp luật quy định trả lương cao hơn cho người lao động khi

làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, thời gian làm thêm bao giờ cũng cao hơn so với thời gian làm việc theo hợp đồng. Mức lương làm thêm giờ tối thiểu bằng 150%, 200% hoặc 300% tùy theo làm thêm giờ vào ngày thường,

chủ nhật hoặc ngày lễ. Nếu làm vào ban đêm thì trả thêm ít nhất 30% so với làm việc ban ngày( Điều 97, BLLĐ 2012). Quy định trên đã giúp cho người lao động nắm rõ nguyên tắc tính lương vào giờ làm thêm, làm đêm, các ngày nghỉ lễ, tránh gây thiệt thòi cho người lao động đảm bảo được quyền và lợi ích của họ.

Ba là, người sử dụng lao động còn phải trả lương cho người lao động

khi ngừng việc không do lỗi của họ (Điều 98, BLLĐ 2012). Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với ngày làm của người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và hoàn lại số tiền tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 100, BLLĐ 2012). Mục đích bảo vệ thu nhập từ sức lao động của người lao động mà còn đảm bảo tiền lương của họ không bị ảnh hưởng do lỗi của người sử dụng lao động hoặc bị rủi ro trong kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp.

Bốn là, người sử dụng không được khấu trừ lương vô nguyên tắc,

không được xử phạt bằng hình thức cúp lương. Như chúng ta đã biết tiền lương là giá cả của sức lao động. Do đó người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ lương để trả dần phần người lao động đã ứng để bồi thường thiệt hại vật chất mà người lao động đã gây ra. Trước khi khấu trừ người sử dụng lao động phải thông báo cho ban chấp hành công đoàn hoặc người lao động biết và mức khấu trừ không quá 30% tiền lương tháng. Ngoài ra người sử dụng lao động không được dùng biện pháp xử phạt bằng hình thức cúp lương tháng của người lao động.

Năm là, thu nhập của người lao động được bảo đảm trong trường hợp

thay đổi người sử dụng lao động hoặc người sử dụng gặp rủi ro. Điều này cho thấy trong trường hợp sáp nhập hoặc chia tách doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm sử dụng tiếp lao động hiện có và tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Nếu người sử dụng lao động cho

người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động (Điều 45, BLLĐ 2012).

Sáu là, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong thời

gian nghỉ ngơi do pháp luật quy định (ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ hàng năm). Quy định này nhằm bảo vệ tiền lương và quyền nghỉ ngơi của người lao động. Nếu pháp luật quy định được ngày nghỉ mà không được hưởng lương thì người lao động không có được nghỉ ngơi thật sự. Đối với pháp luật Việt Nam hiện nay đã đưa ra nhiều vấn đề quan tâm thật sự đúng mức đến người lao động. Giúp cho người lao động dần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi tham gia vào các hợp đồng lao động, tạo sự chuyển biến mới trong quá trình ký kết thỏa ước hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động, thiết thực đáp ứng nhu cầu đời sống, hướng tới mục đích an sinh xã hội.

2.4. Thực trạng bảo vệ ngƣời lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lƣơng tại thành phố Đà Nẵng

Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam là vấn đề có tính thời sự, được sự quan tâm của toàn xã hội. Nó phản ánh sự cấp thiết của một cơ chế, chính sách, liên quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước.

Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc trung ương, là nơi giao lưu, quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế, là nơi tập trung thu hút người lao động. Với chương trình “5 không ” và “ 3 có ”, Đà Nẵng đã đẩy mạnh viê ̣c giải quyết vấn đề “ 3 có ”, trong đó mỗi năm thành phố phải giải quyết từ 30.000-32.000 lao động có việc làm [15]. Đòi hỏi phải tạo ra việc làm cho người lao động và thậm chí là việc làm phải phù hợp và ổn định.

Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, thu hút một lượng lao động rất lớn. Trước tình hình đó

việc quản lí và thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho người lao động luôn được Liên đoàn lao động thành phố quan tâm. Đa số người lao động ở các tỉnh đến sinh sống và làm việc tại các doanh nghiệp, ngoài việc nhận lương đều được hỗ trợ nhà ở tại nơi làm việc hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong 3 tháng đầu. Viê ̣c có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những điều kiện cần thiết để người lao động để yên tâm làm việc, sản xuất và đồng thời là nhân tố quyết định để họ hoàn thành tốt công việc, tham gia phục vụ lâu dài tại các doanh nghiệp.

2.4.1. Những kết quả đạt được

Đà Nẵng là mô ̣t trong những thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung với vi ̣ trí thuâ ̣n lợi , với hê ̣ thống cảng biển , sân bay quốc tế ...Đà Nẵng đã có những phát triển mạnh mẽ về các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thủ công đá mỹ nghệ non nước, các sản phẩm hàng lưu niệm…Bên cạnh đó thu hút lượng lao động lớn hầu hết tập trung vào các các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu là các ngành nghề may mặt, dịch vụ thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn hiê ̣n có 347 dự án, trong đó 273 dự án trong nước với vốn đầu tư 11.448,8 tỷ đồng , 74 dự án nước ngoài với vốn đầu tư 774,2 triệu USD, đã hình thành 6 khu công nghiệp tâ ̣p trung [31].

Tính đến tháng 6/2013, Đà Nẵng có 10.272 doanh nghiệp với 262.037 lao động, 522 doanh nghiê ̣p có tổ chức công đoàn với 84.023 lao đô ̣ng là đoàn viên công đoàn [16]. Khu vực doanh nghiệp nhà nước có 73 DN với 56.593 lao động chiếm 22% tổng số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó 18/73 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, 4.845 lao đô ̣ng là đoàn viên công đoàn. Hầu hết, số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn chưa cao, do vậy Liên đoàn Lao động thành phố cần có sự chỉ đạo chặt chẽ và sự tạo điều kiện hỗ trợ để các doanh nghiệp tham gia vào tổ chức công đoàn. Có như vậy, mới bảo đảm các chế độ, quyền và lợi ích của người lao động theo

qui định. Qua khảo sát tại các khu công nghiệp Đà Nẵng một số doanh nghiệp cho biết mức thu nhập của người lao động khoảng 4.360.000đ/tháng, nếu tính so với mức thu nhâ ̣p bình quân của ngư ời lao động trên đi ̣a bàn thành phố thì mức thu nhập tại các doanh nghiệp cao hơn (khoảng từ 1-2 triệu đ/tháng) [1].

Trong tổng số 180 doanh nghiệp, hiện đang hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, đến nay có 40,2% doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký thang , bảng lương tại cơ quan quản lý lao động , 37% doanh nghiê ̣p đăng ký thực hiê ̣n thỏa ước lao đô ̣ng tâ ̣p thể , 47% doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động [1]... Qua khảo sát tại một số doanh nghi ệp đang hoạt động, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa thống nhất với nhau về lợi ích kinh tế, về mứ c thu nhâ ̣p của ngư ời lao động chưa tương xứng với năng lực, sức cống hiến và thời gian làm việc của họ. Ngoài ra, người sử dụng lao động và người lao động thực hiện và tuân thủ những qui định pháp luật lao động, chưa nghiêm[6].

Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay Đà Nẵng đã đẩy mạnh tổ chức các phiên hội hợ việc làm nhằm kích cầu, tăng trưởng kinh tế để đảm bảo an sinh xã hội. Đây là hoạt động thường niên nhằm giúp cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm cho phù hợp, để ổn định đời sống. Phối hợp với các phiên hội chợ là trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm triển khai đến người dân về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Mục tiêu cụ thể của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2011-2015 là: tập trung giải quyết việc làm cho 3,2-3,4 vạn lao động/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,0%. bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 35 ngàn lao động; đến năm 2015, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 51%; nâng cao chất lượng cuộc sống của người có công, 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú, 100% con em người có công có khả

năng lao động được tạo điều kiện để học nghề và có việc làm phù hợp. Năm 2014 với chủ đề năm doanh nghiệp, Đà Nẵng đã đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi dành cho các doanh nghiệp, tổ chức đối thoại trực tiếp với lãnh đạo thành phố, nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắt liên quan đến nhu cầu kinh doanh, sản xuất của một số doanh nghiệp đang gặp phải. Trước tình hình đó Đà Nẵng đã đề ra một số vấn đề trọng tâm trong những năm tới đó là [43].

Một là, cần nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa nhà

nước và các doanh nghiệp. Cần có hướng can thiệp sớm vào thị trường kinh tế, tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp vay vốn tái sản xuất.

Hai là, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập toàn cầu, việc đảm bảo

nhanh lại bền vững, an toàn cần có sự sáng tạo và sự quản lí, can thiệp phải mềm dẻo, linh hoạt .

Ba là, trước khi hỗ trợ, đầu tư nguồn vốn vào các doanh nghiệp, cấu

trúc lại các bộ máy của các doanh nghiệp, đủ sức đảm bảo phát triển tương đối ổn định, đảm bảo cung ứng những sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bốn là, trong quá trình tái cơ cấu đi vào hoạt động cần có chế độ, phù

hợp, đối với người lao động như hỗ trợ chỗ ở cho người lao động ở xa, hỗ trợ tiền ăn và phương tiện đi lại như xe buýt…

2.4.2. Một số hạn chế

Trong những năm qua , vớ i những chính sách ưu đãi , Đà Nẵng đã trở thành điểm thu hút đầu tư tạ i lớn nhất khu vực miền trung . Bên ca ̣nh đó, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức, nhiều doanh

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)