Thông qua cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc làm,

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 27)

việc làm, tiền lương

Trong pháp luật lao động, biện pháp bảo vệ người lao động thông qua việc liên kết thành tổ chức của người lao động đây được coi là một biện pháp thông dụng nhất. Theo quan điểm của ILO, tổ chức của người lao động được hiểu là “mọi tổ chức của người lao động có mục đích xúc tiến và bảo vệ những lợi ích của người lao động” [35, tr.170] thông thường đó chính là tổ

chức công đoàn, được thành lập theo ý chí của người lao động. Pháp luật lao động của các nước đều qui định biện pháp này trên cơ sở quan điểm của ILO về “quyền tự do liên kết và tổ chức lập hội” [33,tr.182]. Theo đó, tổ chức của người lao động phải tuân thủ pháp luật và không bị can thiệp hành chính, không chịu sự can thiệp hay phân biệt đối xử của bên người sử dụng lao động và người lao động không được phép sa thải người lao động vì lí do họ tham gia hoặc thành lập tổ chức đó.

Công đoàn có trách nhiệm là phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động và các quy định khác có liên quan đến tổ chức mình, luôn được nhà nước hỗ trợ, bảo đảm, tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài những biện pháp bảo vệ nêu trên, khi tranh chấp lao động phát sinh, người lao động có thể bảo vệ các quyền và lợi ích của mình thông qua việc yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, thông thường là cơ quan quản lí hành chính nhà nước về lĩnh vực lao động cấp bộ, sở lao động thành phố, quận, huyện…hoặc yêu cầu các tổ chức trọng tài hoặc yêu cầu cơ quan tòa án.

- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về lao độnggiải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp lao động là quá trình các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh theo trình tự, thủ tục nhất định trên cơ sở yêu cầu của các bên tranh chấp.

Người lao động khi biết được các quyền lợi của mình đã và đang bị xâm phạm thì họ có thể viết đơn yêu cầu giải quyết tới cơ quan quản lí lao động có thẩm quyền để giải quyết. Chương 12, luật lao động Thái Lan năm 1998, qui định “ cơ quan quản lí có thẩm quyền, nhân viên phụ trách vụ việc sau khi nhận được đơn yêu cầu, phải tiến hành nghiên cứu thanh tra, trình

chánh văn phòng bộ lao động và đưa ra quyết định giải quyết trong một khoảng thời gian luật định. Nếu việc giải quyết đó được hai bên chấp nhận thì pháp luật qui định buộc phải thực hiện. Trong trường hợp một hoặc hai bên không chấp nhận thì họ có quyền yêu cầu cơ quan tòa án tiến hành xét xử” [45, tr.43].

Một số nước như Anh, Mỹ, Indonesia quy định chung về tranh chấp lao động trong các đạo luật. Các định nghĩa về tranh chấp có khác nhau nhưng đều nhắc đến hai vấn đề cơ bản đó là: “chủ thể của tranh chấp và nội dung tranh chấp”, về việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua cơ quan hành chính nhà nước, pháp luật lao động của các nước nói chung có qui định khác nhau về cách thức giải quyết. Còn đối với pháp luật lao động Việt Nam quy định “hòa giải viên lao động do cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hòa giải tranh chấp lao động …Hội đồng trọng tài lao động do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, gồm chủ tịch hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lí nhà nước, thư ký hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động số lượng thành viên hội đồng trọng tài với số lượng không quá 7 người” (Điều 199 BLLĐ). Nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền đưa đơn kiện tại cơ quan tòa án nhân dân về các nội dung khiếu kiện để được giải quyết. Còn pháp luật lao động Thái Lan chỉ quy định cho hòa giải viên chủ trì giải quyết và nếu không thành thì các bên có quyền kiện tại tòa án, thậm chí là không phải qua hòa giải viên, vì pháp luật quy định các bên cũng có quyền được trực tiếp kiện tại tòa án nhân dân

-Yêu cầu cơ quan tòa án tiến hành giải quyết, xét xử tranh chấp LĐ

Đây là biện pháp bảo vệ người lao động thông qua hoạt động theo thẩm quyền của hệ thống cơ quan tòa án và được pháp luật lao động ghi nhận. Nói chung tòa án là cơ quan xét xử và phải tiến hành theo trình tự xét xử riêng của

tòa án. Xét xử cũng không chỉ bảo vệ người lao động mà là thực hiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cho tất cả các đối tượng có liên quan đến vụ việc. Nhưng thực tế việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án là chủ yếu nhằm bảo vệ các quyền lợi của người lao động đang bị xâm hại để nâng cao việc tuân thủ pháp luật lao động và đây cũng là một biện pháp bảo vệ người lao động. Thông thường con đường để đi tới xét xử tại tòa án đối với các nước khác nhau, đối với các nước càng kém phát triển thì càng bị hạn chế nhiều hơn. Theo quy định của Việt Nam: “trước khi được đưa ra tòa án để giải quyết, thông thường vụ việc phải qua quá trình hòa giải hoặc qua trọng tài, tùy thuộc vào từng loại tranh chấp (cá nhân hay tập thể)” [12].

Tuy nhiên theo quy định của một số nước phát triển thì người lao động khi phát sinh tranh chấp họ không cần thông qua các khâu hòa giải mà trực tiếp kiện tòa án là một điều rất bình thường (như ở Đức, Thái Lan…)

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)