Thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 30)

Bồi thường thiệt hại là một biện pháp kinh tế thông dụng trong nhiều loại quan hệ khác nhau, trong đó có quan hệ lao động.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong các thiệt hại về tiền lương, thu nhập, các nội dung thiệt hại do nhiều nguyên nhân. VD: người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ, không kịp thời và không đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường mọi thiệt hại cho người lao động, đồng thời phải khắc phục hành vi vi phạm của mình. Với trường hợp trả lương cho người lao động thiếu thì bắt buộc người sử dụng lao động phải trả phần lương bị thiếu còn phải trả thêm khoản lãi nhất định của phần còn thiếu, tính từ ngày thiếu cho đến ngày trả, Về bồi thường chấm dứt hợp đồng “nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, không có căn cứ với người lao động thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao.

Nếu người lao động không trở lại làm việc thì phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo một tỷ lệ % lương cơ bản của tháng cuối cùng làm việc đối với người lao động. Nếu người lao động bị tai nạn hoặc bị bệnh nghề nghiệp, trong một khoảng thời gian điều trị liên tục tùy theo dạng hợp đồng, sau khi sức khỏe hồi phục, người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động”. Về vấn đề này, cho thấy BLLĐ Việt Nam 2012 đã quy định rõ ràng, phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình ký kết hợp đồng.

Nếu căn cứ chấm dứt hợp đồng là hợp pháp nhưng người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người lao động thì người sử dụng lao động cần phải bồi thường một khoản tiền bằng mức lương cộng lại trong thời gian phải báo trước do pháp luật qui định. Còn trong trường hợp không đủ căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, ngoài việc được lĩnh lại tiền lương thì người lao động cần có quyền lựa chọn để trở lại làm việc hoặc nhận bồi thường chấm dứt hợp đồng. Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý, ngoài khoản bồi thường thì hai bên nên thỏa thuận khoản bồi thường thêm để chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm thời hạn báo trước thì người sử dụng lao động thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền lương .

Như vậy, bồi thường thiệt hại là một biện pháp không những chỉ bù đắp về lợi ích về kinh tế mà còn bảo vệ các bên trong quan hệ lao động. Đây là một biện pháp nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể trong việc thực hiện và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Thông qua biện pháp này thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong lĩnh vực việc làm và tiền lương.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)