Để đảm bảo thu nhập cho người lao động, pháp luật lao động cũng quy định các khoản thu nhập bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện trả thêm cho người lao động khi làm thêm giờ hoặc làm đêm....Pháp luật lao
động quy định: “ngày bình thường mức lương làm thêm giờ ban ngày ít nhất là 150%, vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%. Trong trường hợp làm thêm giờ ban ngày vào những ngày nghỉ, ngày lễ có hưởng lương ít nhất bằng 300%, còn nếu làm vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá. Trong trường hợp làm việc theo ca thì những người làm ca đêm từ 22 giở đến 6 giờ sáng, ngoài việc trả lương như đã nêu, người lao động còn được trả thêm 20% tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền
lương theo công việc vào ban ngày” (Điều 97, BLLĐ 2012). Điều này cho
thấy Bộ luật Lao động ở Việt Nam đã dần từng bước quan tâm đến người lao động trong các lĩnh vực về việc làm, tiền lương, các chế độ bồi thường, mục đích là hướng tới đảm bảo thu nhập và cuộc sống cho người lao động. Giúp cho người lao động có thêm động lực tìm kiếm việc làm mới, hỗ trợ một phần cho người lao động trong lúc chưa có việc làm.
Ngoài ra pháp luật còn quy định bảo đảm cụ thể trong các trường hợp như: Nếu đơn vị tạm ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được hưởng lương đầy đủ, chỉ trường hợp do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc, được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng do Chính phủ quy định (Điều 98, BLLĐ 2012). Các trường hợp phá sản, bị chấm dứt hoạt động, người lao động được ưu tiên thanh toán tất cả các khoảng như lương, trợ cấp khác (Điều 48, BLLĐ 2012). Trong trường hợp người lao động gây ra thiệt hại không nghiêm trọng cho đơn vị do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động bồi thường nhiều nhất là 03 tháng lương và bị khấu trừ hằng tháng (khoản 1 Điều 130 BLLĐ), mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% mức lương hiện có của người lao động (khoản 3, Điều 101,BLLĐ).
- Về các khoản thu nhập khác: pháp luật lao động đã quy định tương đối đầy đủ các vấn đề. Ngoài các quy định về thu nhập làm thêm giờ và các trường hợp cụ thể khác như đã trình bày ở trên và theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2013 được áp dụng từ ngày 01/01/2014. Theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động: “Tiền
lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm” đây là khoản phụ cấp bắt buộc
mà người sử dụng lao động phải trả, ngoài tiền lương cơ bản của người lao động. Như vậy, một người lao động làm thêm một ngày 4 giờ thì có thể được hưởng ít nhất là 90.000đ trong ngày đi làm và cộng với lương tối thiểu 2.700.000đ.
Trong trường hợp ngừng việc, người lao động được hưởng tiền lương ngừng việc, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương. Nếu do lỗi của người lao động khác trong cùng đơn vị thì phải ngừng việc trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận. Nếu vì một lý do khách quan nào đó mà do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc bị thiên tai, hỏa hoạn, do kinh tế thì tiền lương ngừng việc là do sự thỏa thuận của hai bên [32, tr.59]. Ngay cả khi doanh nghiệp và người sử dụng lao động có sự thay đổi (sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp…) thì người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động. Trường hợp nếu doanh nghiệp bị phá sản thì các khoản như tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc, được các doanh nghiệp ưu tiên thanh toán trước. Ngay cả khi quan hệ lao động đã chấm dứt, người lao động vẫn được đảm bảo cuộc sống ở mức độ nhất định. Theo Điều 48, BLLĐ 2012 người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. Thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là tính khoản thời gian thực tế của người lao động làm cho doanh nghiệp. Ngoài trợ cấp thôi việc pháp luật còn qui định bảo hiểm thất nghiệp nhằm trợ cấp cho người lao động. Mức trợ cấp thất
nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 105, Bộ luật lao động 2012 “ thời giờ làm việc ban đêm đều được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau (bằng 8 giờ). Theo đó, người lao động làm thêm giờ trong khung giờ từ 22 giờ đến 6 giờ
sáng hôm sau thì được gọi là làm thêm giờ vào ban đêm”. Như vậy việc chi trả
lương cho thời gian làm thêm giờ được BLLĐ 2012 quy định cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình tính lương của các doanh nghiệp cho công nhân, người lao động chưa niêm yết công khai, đôi lúc gây thiệt hại cho người lao động.
Hiện nay theo quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 106, Bộ luật Lao động 2012: “người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày. Việc tính trả lương đối với người lao động làm việc thêm giờ vào ban đêm phải thực hiện
đúng quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động năm 2012”. Không được lấy lý
do tiền lương làm việc thêm giờ ban đêm theo quy định hiện hành được tăng thêm 20% so với quy định trước đây để tăng thời giờ làm thêm giờ vào ban đêm. Chế độ lương làm ban đêm cao hơn ban ngày (ít nhất 130% so với lương làm ban ngày) [32, tr.58].
Pháp luật lao động ở Việt Nam ngoài các quy định về thu nhập làm thêm giờ và các trường hợp cụ thể khác như đã trình bày ở trên, thì còn quy định số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường. Đây cũng là một qui định khá chặt chẽ của pháp luật Việt Nam, giúp cho người lao động quản lí được thời gian làm thêm của mình. Nếu trong một tháng người lao động đã làm đúng thời gian qui định thì cho dù người sử dụng lao động có bắt buộc người lao động làm thêm giờ thì họ cũng có cơ sở và có quyền quyết định không làm.