Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của một số Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai Thái Nguyên (Trang 44)

6. Bố cục của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của một số Ngân hàng

thương mại trên thế giới và Việt Nam

1.4.1.1. Basel về quản lý nợ xấu

Đây là hiệp ƣớc quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cƣờng quản trị toàn cầu hoá tài chính cũng nhƣ việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ro - là một trong những điều ƣớc quốc tế đƣợc các nhà quản trị NH đặc biệt quan tâm và là cơ sở quan trọng cho việc giám sát hoạt động NH.

Hiệp ƣớc Basel là thỏa thuận về các quy chuẩn tài chính áp dụng đối với các NHTM do các thành viên là những đại diện cao cấp các cơ quan giám sát nghiệp vụ NH và bản thân NHTW của các nƣớc Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Anh và Mỹ ký ngày 15/7/1988.

Uỷ ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đƣa ra các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung

này, Uỷ ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị (HĐQT) phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến dịch xuyên suốt trong hoạt động của NH (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro,...). Trên cơ sở này, ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hƣớng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tƣ. Các NH cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của hội đồng quản trị hoặc uỷ ban hội đồng quản trị.

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các NH cần xác định rõ

ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trƣờng mục tiêu, đối tƣợng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng, ....). NH cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhƣng có thể so sánh và theo dõi trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. NH phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi tín dụng. Việc cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho khách hàng có quan hệ.

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10

nguyên tắc): Các NH cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh

mục đầu tƣ có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản nhƣ hợp đồng vay... theo quy mô và mức độ phức tạp của NH. Đông thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng... để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. NH cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của NH cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể đƣợc giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tuỳ theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Uỷ ban Basel cũng khuyến khích các NH phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của NH.

Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel

có một số điểm cơ bản sau:

+ Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

+ Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.

+ Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lƣờng, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.

1.4.1.2. Thái Lan

Hệ thống NH Thái Lan sau khi bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997-1998 đã điều chỉnh và thay đổi căn bản hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

NH, đặc biệt khâu trọng yếu nhất trong quản lý đó là xây dựng và thực thi hệ thống quản trị rủi ro NH hiệu quả, cụ thể:

- NH TW quy định và giám sát nghiêm ngặt những chỉ tiêu an toàn vốn của

từng NHTM theo quy định của NHTW Thái Lan phù hợp với thông lệ NH quốc tế nhƣ: chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểu của một NH khi thành lập là 7.500 triệu Bath; tỷ lệ vốn tự có so với tổng vốn huy động tối thiểu 8%; giới hạn cho vay và bảo lãnh một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2%/ tổng vốn huy động.

- Đã thành lập công ty quản lý tài sản vào giữa năm 2001 để quản lý các

khoản vay có vấn đề.

- Các NHTM tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho

vay: Tại NH Bangkok Bank tách bộ phận cho vay thành hai bộ phận độc lập kiểm soát lẫn nhau (bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định); phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng; áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc tín dụng, chuyển từ chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp (trƣớc đây) sang thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, năng lực của khách hàng và tính khả thi của việc sử dụng vốn vay.

- Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiện, trên cơ

sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lƣờng, giám sát các loại rủi ro về

tín dụng, thị trƣờng và quản lý thanh khoản theo thông lệ NH quốc tế.

1.4.1.3. Hồng Kông

Thành lập cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính với

tên gọi là Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông. Cơ quan này quy định các biện pháp thận trọng trên cơ sở áp dụng các quy định của Uỷ ban Basel; trong đó có các quy định về cấp giấy phép hoạt động, các tỷ lệ đảm bảo vốn an toàn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn cho vay đối với một khách hàng.

Các NHTM phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý khả năng chi trả nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những quy định này phải đƣợc NHTW chấp thuận cho phép áp dụng. Bên cạnh đó, phải lập 100% dự phòng cho những khoản nợ xấu, 75% cho những khoản nợ có vấn đề và 15% cho các khoản nợ cần chú ý.

1.4.1.4. Hàn Quốc

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, chính phủ Hàn Quốc đã

thanh lý các NH không có khả năng hoạt động, tiến hành sát nhập nhiều NH hoạt động yếu kém đi đôi với cải cách căn bản hoạt động của hệ thống NH. Nâng mức quy định áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 5% lên 8%, tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có của NHTM. Yêu cầu các NHTM phải phân loại khoản vay theo 5 nhóm nợ (nợ bình thƣờng, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn). Trên cơ sở đó phải trích lập dự phòng tƣơng ứng với từng nhóm nợ (0%, 10%, 20%, 50%, 100%). Thành lập hệ thống uỷ ban thanh tra, giám sát đặt dƣới sự chỉ đạo của Thủ tƣớng chính phủ gồm 9 thành viên. Uỷ ban hoạt động giám sát tại chỗ và giám sát từ xa, định kỳ đánh giá xếp loại các NH theo hệ thống Camens.

1.4.1.5. Kinh nghiệm từ Techcombank trong giải quyết nợ xấu

Hiện nay có rất nhiều rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả đƣợc nợ khi đến hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, các NHTM (NHTM) cần phải coi trọng việc phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

Thực tế, hiện nay có rất nhiều rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả đƣợc nợ khi đến hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, các NHTM cần phải coi trọng việc phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. NHTM cổ phần Kỹ thƣơng (Techcombank) là một NH tiêu biểu về sử dụng vốn, giải quyết nợ xấu.

NH Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trƣởng cho vay từ mức 59,8% xuống 25,7%. Tính đến cuối năm 2011, tổng cho vay và ứng trƣớc của NH này cho khách hàng đạt 63,188 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao nhất ở mức 63,3% lên 18,397 tỷ đồng so với năm 2010. Số dƣ cho vay khách hàng toàn hệ thống là 63,188 tỷ đồng trong đó nợ từ loại 3 - 5 là 1.777 tỷ đồng, tƣơng ứng tỷ lệ 2,8%.

Nhƣ vậy, so với thời điểm cuối năm 2010, Techcombank đã có sự biến động trong tỷ trọng các loại nợ. Tỷ trọng nợ loại 1 và nợ loại 5 giảm nhẹ và tỷ trọng nợ loại 3, nợ loại 4 tăng nhẹ. Đặc biệt nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đã xuất hiện nợ loại 2 với tỷ lệ là 0,3%. Bên cạnh đó, toàn bộ tỷ trọng nợ loại 3 - 5 tăng từ 2,3% lên 2,81%. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và của nhóm khách hàng cá nhân đều tăng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 3,13% lên 3,56%; tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tăng từ 1,27% lên 1,83%...

Nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tăng cao, quy trình thẩm định dự án đầu tƣ tại Techcombank đã đƣợc quy chuẩn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống theo 3 bƣớc nhƣ sau:

* Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ pháp lý:

- Hồ sơ pháp lý - Hồ sơ kinh tế - Hồ sơ vay vốn

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay

* Thẩm định khách hàng vay vốn:

- Địa vị pháp lý và tƣ cách của khách hàng vay vốn

- Lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp

- Phƣơng thức, tình tình hoạt động kinh doanh hiện tại, định hƣớng kinh doanh - Tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Quan hệ với các tổ chức tín dụng

* Thẩm định dự án đầu tư:

- Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án

- Phân tích thị trƣờng và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án - Đánh giá, nhận xét các nội dung về phƣơng diện kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thẩm định tổng vốn đầu tƣ và tính khả thi của phƣơng án vay vốn - Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Trên cơ sở đó, tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà nhân viên thẩm định có thể phân tích, đánh giá và đƣa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Techcombank có thể xem xét khả năng tham gia cho vay đối với từng dự án.

Nhƣ vậy, thông qua việc quá trình thẩm định, NH mới có cái nhìn toàn diện về dự án; đánh giá về nhƣ cầu tổng vốn đầu tƣ, cơ cấu nguôn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng nhƣ khả năng trả nợ của dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai Thái Nguyên (Trang 44)